Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/12/2023

Có nên áp dụng phương pháp luyện ngủ "cry it out" hay không?

Có nên áp dụng phương pháp luyện ngủ "cry it out" hay không?
Tập cho bé tự ngủ theo phương pháp Cry It Out (CIO) có rất nhiều biến thể khác nhau. Mỗi mẹ thay đổi một chút phiên bản gốc và thế là có người thành công, người không. Đó là lý do luôn có rất nhiều tranh cãi xung quanh phương pháp này.

Chỉ cần đề cập đến cụm từ tập cho bé tự ngủ theo phương pháp “Cry-It-Out” (CIO) trong hội bỉm sữa nào đó trên mạng xã hội có thể châm ngòi cho cuộc tranh luận sôi nổi giữa cha mẹ, bác sĩ nhi khoa và nhà tâm lý học.

1. Phương pháp luyện ngủ: Cry It Out (CIO) là gì?

Cry It Out (CIO) được hiểu đơn giản là tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc. Khi mẹ muốn bé ngủ, mẹ không cần phải dỗ dành, cứ để khóc đến khi nào bé mệt sẽ tự đi ngủ.

Phương pháp CIO có rất nhiều biến thể; phiên bản nổi tiếng nhất là phương pháp Ferber, bao gồm việc kiểm tra và dỗ dành em bé một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian định trước và tăng lên; cho đến khi bé ngủ thiếp đi.

Nhiều bậc cha mẹ đã chọn phương pháp luyện ngủ Cry It Out vì thấy rằng bé khóc trong ngắn hạn cũng mang lại giá trị lợi ích lâu dài cho giấc ngủ của bé; và của mọi thành viên khác trong gia đình.

tập cho bé tự ngủ 1
Cry It Out: Trẻ sơ sinh thường khóc rất nhiều nhưng để bé khóc chán rồi tự ngủ không dễ dàng

2. Lợi ích của phương pháp Cry It Out

Có lẽ, không có người mẹ nào cảm thấy an tâm để cho bé cưng khóc nhiều mà không dỗ dành, âu yếm. Hơn nữa, nhiều mẹ có thể cảm thấy nghi ngờ vì không biết tác động tâm lý khi áp dụng phương pháp Cry It Out này.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, một số lợi ích của Cry It Out bao gồm:

  • Giúp bé có giấc ngủ ngon hơn: Theo nghiên cứu năm 2016, những đứa trẻ Cry It Out chìm vào giấc ngủ nhanh và ít căng thẳng hơn so với những đứa trẻ khác.
  • Có khả năng tự ngủ xuyên đêm: Một nghiên cứu năm 2012 đã đánh giá tác động lâu dài của việc luyện ngủ; theo đó, năm năm sau khi luyện ngủ, các nhà nghiên cứu xác định rằng Cry It Out không có tác động tiêu cực.
  • Không gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé: Một nghiên cứu năm 2016 tập trung vào những tác động cảm xúc của việc để trẻ khóc. Kết quả không cho thấy bất kỳ chấn thương lâu dài nào. Các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy sự khác biệt trong vấn đề về cảm xúc/hành vi; và các vấn đề về gắn bó giữa các em bé trong nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng.

3. Phương pháp để bé luyện ngủ CIO có an toàn?

Với những lợi ích được các nghiên cứu chứng minh; phương pháp cry it out về cơ bản là an toàn khi sử dụng đúng cách, cho đúng đối tượng và ở độ tuổi thích hợp.

Cry it out chỉ thực sự phù hợp với trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên. Phương pháp này không thích hợp cho trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi; vì trẻ sơ sinh ở độ tuổi này vẫn có thể cần bú sữa mẹ vào ban đêm.

Cry It Out chỉ nên được áp dụng cho trẻ em khỏe mạnh: Kể cả khi các nghiên cứu nghiêm ngặt đã cho thấy bằng chứng về lợi ích cho cả mẹ và con khi áp dụng phương pháp CIO; và không có bằng chứng về lâu dài nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ. Nhưng đối với trẻ em có bất kỳ tình trạng sức khỏe hay bệnh lý nào; cách tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ nhi khoa; vì tiếng khóc của bé đôi khi là báo hiệu cho tình trạng sức khỏe của con.

Những tranh cãi xung quanh phương pháp CIO bắt nguồn từ một số chuyên gia trong lĩnh vực; họ tin rằng để em bé khóc trong một thời gian dài là ảnh hưởng không tốt tới tâm lý và sức khỏe của bé. Nhưng thời gian cụ thể là bao lâu thì chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh nào đủ thuyết phục; vì mỗi bé mỗi khác.

>> Mẹ nên xem thêm: ‘Bắt mạch’ tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

Cry It Out có thật sự an toàn cho bé?
Phương pháp để bé luyện ngủ Cry It Out có an toàn? Về cơ bản là có.

4. Các bước để tập bé ngủ “Cry It Out”

Sau đây là hướng dẫn từng bước thực hiện phương pháp luyện ngủ Cry It Out:

Bước 1: Đặt bé trong nôi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn tỉnh

Bước 2: Chúc bé ngủ ngon và ra khỏi phòng. Nếu bé khóc khi mẹ bỏ đi; hãy để bé khóc trong một khoảng thời gian định sẵn.

Bước 3: Quay trở vào phòng không quá 2 phút để vỗ về và trấn an bé. Vẫn tắt đèn và nói thật nhỏ. Không bế bé lên. Sau đó rời phòng khi bé vẫn còn thức, ngay cả khi bé khóc.

Bước 4: Đứng bên ngoài lâu hơn một chút so với lần đầu tiên. Lặp lại các bước như trên, thời gian đứng bên ngoài phòng mỗi lúc một tăng lên và khi vào phòng chỉ nên ở lại 1 hoặc 2 phút để vỗ về bé; sau đó lại rời phòng khi bé vẫn còn thức.

Bước 5: Cứ lặp đi lặp lại như thế cho tới khi bé ngủ khi mẹ ra khỏi phòng.

Bước 6: Nếu bé thức dậy sau khi đã ngủ được, vẫn làm như các bước trên. Bắt đầu với thời gian đợi tối thiểu cho đêm đó; và từ từ tăng lên cho tới khi mẹ đạt thời gian tối đa.

Bước 7: Tăng thời gian giữa mỗi lần ra vào để dỗ bé mỗi đêm. Trong hầu hết trường hợp, bé sẽ tự ngủ vào đêm thứ ba hoặc thứ tư hoặc tối đa là 1 tuần.

>> Mẹ xem thêm: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

5. Lưu ý khi thực hiện phương pháp CIO

Bất kỳ phương pháp luyện ngủ nào cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro nhất định; Cry It Out sẽ không phải là ngoại lệ. Hơn nữa, tiếng khóc của trẻ sơ sinh là cách để bé giao tiếp và gửi thông điệp cho cha mẹ.

Do đó, mẹ cần lưu ý những điều sau khi áp dụng phương pháp luyện ngủ CIO:

  • Đặt bé ở tư thế ngủ an toàn: Tư thế ngủ được khuyến khích là nằm ngửa.
  • Đừng để bé đói bụng trước khi ngủ: Trẻ sơ sinh khóc có thể là dấu hiệu con đang đói.
  • Trước khi đặt bé ngủ, kiểm tra tã của bé: Bé có thể quấy khóc vì tã ướt, bẩn. Do đó, mẹ lưu ý để vệ sinh sạch sẽ tã của con.
  • Đảm bảo chỗ ngủ của bé gọn gàng: Nghĩa là không có chăn, gối, mền xung quanh bé; thậm chí là đồ chơi bé yêu thích như gấu bông. Điều này đảm bảo bé không bị đè, hay ngạt thở khi ngủ; hay bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Vào thăm bé khi bé đã khóc hơn 60 phút: Bé khóc trong thời gian quá dài có thể báo hiệu một tình trạng sức khỏe nào đó. Sau khi đã đảm bảo chỗ ngủ, tư thế ngủ an toàn và tã của bé sạch sẽ; mẹ hãy chú ý nếu thấy
  • Không cần áp dụng Cry It Out khi cho bé ngủ trưa: Giấc ngủ vào lúc trưa rất ngắn, khoảng 30 phút, mẹ không nhất thiết phải để bé khóc thật nhiều rồi mới chìm vào giấc ngủ. Thay vào đó, hãy tìm những phương pháp xoa dịu để bé ngủ tốt hơn.
  • >> Mẹ xem thêm: Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng có tác hại gì không?

    Tập cho bé tự ngủ theo phương pháp Cry It Out (CIO) hay bất kỳ phương pháp nào khác là quyết định của mẹ. Mẹ Việt nuôi con kiểu Việt, không nhất thiết phải theo Pháp, Mỹ hay Nhật, đúng không nào!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Discussion of Extinction-Based Behavioral Sleep Interventions for Young Children and Reasons Why Parents May Find Them Difficult
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5078709/
    Ngày truy cập: 26.12.2022

    2. From Safe Sleep to Healthy Sleep: A Systemic Perspective on Sleep In the First Year
    https://depts.washington.edu/nwbfch/infant-safe-sleep-development
    Ngày truy cập: 26.12.2022

    3. Behavioral Interventions for Infant Sleep Problems: A Randomized Controlled Trial
    https://publications.aap.org/pediatrics/article-abstract/137/6/e20151486/52401/Behavioral-Interventions-for-Infant-Sleep-Problems?redirectedFrom=fulltext
    Ngày truy cập: 26.12.2022

    4. Nighttime maternal responsiveness and infant attachment at one year
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3422632/
    Ngày truy cập: 26.12.2022

    5. Infant sleep training: rest easy?
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5962992/
    Ngày truy cập: 26.12.2022

    x