Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Câu chuyện về trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ lúc nào cũng nhận được sự quan tâm của các mẹ bỉm sữa. Đơn giản vì lần đầu làm mẹ còn nhiều lúng túng, thêm phần nữa mẹ chỉ mới làm quen với bé được 1 tháng sau khi sinh, tháng thứ 2 bé bắt đầu hết “ngoan hiền”, ăn ngủ thất thường là mẹ đâm lo.
Vừa chào đời bé đã ngủ đã “thích” ngủ rất nhiều, mẹ dường như rất hiếm khi bé thức lâu quá 2 tiếng mỗi khi tỉnh giấc. Điều này còn tiếp diễn cho đến khi trẻ 2 tháng tuổi. Nếu thức lâu hơn 2 tiếng, có thể bé bị mệt và gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.
Từ 6-8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, mặc dù vẫn thức dậy để bú suốt đêm. Giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn trước.
Tính trung bình trong khoảng 3 tháng đầu đời, trung bình một đứa trẻ sẽ ngủ 5 tiếng vào ban ngày và khoảng 10 tiếng vào buổi đêm. Một số bé có thể ngủ trọn đêm, số khác phải tỉnh giấc ít nhất 2 lần mỗi đêm. Tình trạng này khá phổ biến, xảy ra với khoảng 95% các gia đình có trẻ dưới 12 tháng tuổi.
2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh được coi là ngủ ít nếu tổng thời gian ngủ ban ngày dưới 5 tiếng, ban đêm dưới 10 tiếng. Ngủ quá ít có nguy cơ phát triển trí tuệ chậm hơn, so với bạn bè cùng trang lứa. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ ít:
Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít có thể kèm theo các triệu chứng như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc đêm. Điều này có liên quan mật thiết đối với việc trẻ bị thiếu canxi. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh sau khoảng 2 tháng sẽ rất dễ bị thiếu canxi. Giải pháp cần thiết lúc này là bổ sung canxi cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc cũng có những nguyên nhân tương tự như khi trẻ ngủ quá ít. Đó có thể là do phòng ngủ không phù hợp hoặc
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ rất quan trọng, góp phần trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ sau này. Trung bình trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm. Do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn tốt đối với trẻ.
Lời khuyên là nếu trẻ vẫn tăng cân đều, bú tốt thì bé có ngủ thêm vài tiếng mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ như đánh thức dậy cho ăn thêm chẳng hạn. Khi cơ thể trẻ cảm thấy thoải mái bé sẽ tự thức dậy.
Nếu mẹ đã giúp bé hình thành thói quen ngủ, ăn uống từ 3 tuần tuổi thì hoàn toàn yên tâm. Điều này không đồng nghĩa với việc ngủ giờ giấc “vô tội vạ” vì sẽ ảnh hưởng tới hành vi của trẻ.
Trẻ ngủ nhiều nhưng bú ít lại là một vấn đề rất khác. Bé không ăn ngon miệng mà lại ngủ quá nhiều so với tiêu chuẩn thì tinh thần không được tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi có thể mắc bệnh nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể thêm ốm yếu, còi cọc, thiếu dưỡng chất và hệ miễn dịch vốn chưa hoàn thiện càng thêm suy giảm chức năng.
Nguyên nhân có thể do:
Để giải quyết vấn đề trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ bố mẹ nên tập thói quen ngủ và bú cho trẻ từ khi được 3 tuần tuổi, cho con làm quen với giờ giấc, phân biệt ngày và đêm để trẻ thực hiện đều đặn các hoạt động chính của mình.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.