Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/03/2022

Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ: Mẹ có nên lo lắng?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ: Mẹ có nên lo lắng?
Nhiều mẹ thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ và rất lo lắng không biết đây có phải là dấu hiệu đáng lo ngại đối với sự phát triển của con hay không.

Trên thực tế, trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ thường là do bé đang trong quá trình học cách rặn phân. Nhưng trong một vài trường hợp khác đây lại là báo hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.

Bài viết sẽ giúp mẹ biết trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ là biểu hiện của sinh lý hay bệnh lý. Đồng thời, chỉ ra một số cách mẹ chăm sóc bé. Hơn nữa, mẹ còn có thêm thông tin về một số “biểu hiện lạ” khác của trẻ sơ sinh.

Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ?

trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ khi ngủ
Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ có thể do bé đang tập đi tiêu hoặc một số nguyên do bệnh lý khác.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ thường là do bé đang học cách để “đi nặng”. Bé chưa tìm được cách để thư giãn sàn chậu và chưa biết đặt áp lực lên vùng bụng để đẩy phân và hơi thừa trong cơ thể ra ngoài.

Thường trẻ sơ sinh hay gầm gừ cho đến lúc phân được thải ra ngoài; thời gian bé học cách đi tiêu (và gầm gừ xuyên suốt quá trình này) có thể lên đến vài tháng. Mẹ đừng quá lo lắng nhé, đây là biểu hiện khá phổ biến và hiếm khi là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng.

Theo Tạp chí Dinh dưỡng và Tiêu hóa Nhi khoa, da của trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ cũng có thể chuyển sang màu tím hoặc đỏ trong vài phút.

Tình trạng này còn có thể do phần mũi của bé khá nhỏ, dẫn đến chất nhầy bị mắc kẹt trong đó, tạo ra những tiếng kêu. Nếu thường xuyên nghe âm thanh như thế, mẹ nên vệ sinh mũi cho bé cưng.

Các nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ bao gồm:

  • Khả năng kiểm soát hơi thở còn hạn chế.
  • Trẻ sơ sinh hay gầm gừ có thể đang mơ.
  • Bé bị trào ngược dạ dày thực quản.

>> Mẹ có thể quan tâm Biến chủng mới Omicron ảnh hưởng trẻ em như thế nào?

Nhận biết trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ là do sinh lý

Mẹ có thể quan sát thấy trẻ sơ sinh gầm gừ khi ngủ. Đây là một biểu hiện phổ biến ở bé sơ sinh. Giấc ngủ của bé trong giai đoạn này thường trằn trọc, bé thức giấc nhiều lần hoặc có thể thức suốt đêm. Gầm gừ là âm thanh của bé trong lúc ngủ, cùng với tiếng ọc ọc, tiếng rít và tiếng ngáy.

Thậm chí, trẻ sơ sinh ngủ phát ra tiếng kêu hoặc trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ thì cũng là biểu hiện bình thường. Mẹ hãy khoan lo lắng quá mức nhé.

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ do bệnh lý

Nhận biết các vấn đề hô hấp

Nếu bé tạo ra âm thanh lạ trong mỗi nhịp thở, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ. Có thể bé cưng đang gặp vấn đề về hô hấp. Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ sau mỗi lần hít vào thở ra có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi.

Các dấu hiệu khác của các vấn đề hô hấp ở trẻ bao gồm:

  • Lưỡi hoặc da xanh.
  • Bé bị sút cân.
  • Trẻ sơ sinh bị sốt.
  • Hôn mê.

Nhận biết bé bị táo bón

Ngoài ra, mẹ cũng cần phân biệt dấu hiệu trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ với những biểu hiện cho thấy trẻ bị táo bón. Mẹ chú ý đến những biểu hiện sau đây nhé:

  • Phân nhỏ, khô, dạng viên.
  • Bé đi tiêu ít hơn ba lần/tuần.
  • Bé chán ăn hơn bình thường.
  • Bụng bé bị cứng.
  • Khóc, khó chịu, đau hoặc cáu kỉnh trước khi đi ngoài.
  • Bé xì hơi và phân của trẻ có mùi hôi.

Nếu trẻ bị táo bón và bị sốt, nôn mửa, có máu trong phân hoặc bụng đầy hơi, hãy đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhận biết bé bị trào ngược thực quản

Ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày thực quản (GER) thường gây ra tình trạng nôn trớ và ọc sữa. Trẻ sơ sinh bị trào ngược thực quản có thể có các triệu chứng khác như khó chịu, chán ăn hoặc nôn mửa.

Nhìn chung, khi trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ kèm theo các triệu chứng như sốt, có những mảng da màu xanh dương, hôn mê, thở nhanh hơn 60 nhịp/phút và gầm gừ sau mỗi nhịp thở thì mẹ cần cho bé đi thăm khám với bác sĩ.

Mẹ có thể làm gì khi thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình?

mẹ có thể làm gì để chăm sóc bé gầm gừ khi ngủ
Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ đi ngủ mẹ nên kiểm tra với bác sĩ trước để biết cách can thiệp kịp thời nhé!

Đầu tiên, mẹ cần kiểm tra với bác sĩ biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ là do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý. Từ đó, mẹ sẽ có những cách can thiệp và chăm sóc phù hợp.

Sau đây là một số gợi ý giúp mẹ xử lý tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ

Hỗ trợ bé đi tiêu: Mẹ có thể tạo điều kiện cho việc đi tiêu của con bằng cách xoa sáp dầu khoáng vào hậu môn của bé. Tuy nhiên, làm như vậy quá thường xuyên có thể khiến bé không thể tự đi tiêu được. Nên mẹ có thể kiên nhẫn chờ đợi con tự vượt qua mốc phát triển này nhé.

Theo dõi nhịp thở của bé: Mẹ sẽ muốn có sự can thiệp kịp thời khi bé bị khó thở. Máy theo dõi trẻ sơ sinh có thể là một giải pháp hữu ích để nắm thông tin về nhịp thở của con.

Sử dụng máy hút mũi: Áp dụng đối với trường hợp mẹ thấy trẻ gầm gừ do mũi bé bị nghẹt.

Một số mẹo chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản:

  • Cho bé bú ít và thường xuyên.
  • Cho em bé bú chậm hơn.
  • Tránh núm vú bình sữa có lỗ lớn làm sữa chảy quá nhanh.
  • Vỗ ợ hơi cho bé.

Các biểu hiện lạ khác ở trẻ sơ sinh

Ngoài biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ, trong giai đoạn này, bé cũng có một số những biểu hiện khác. Mẹ đọc để giải tỏa bớt phần nào nỗi lo trong quá trình chăm sóc con nha!

một số biểu hiện lạ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ không phải là biểu hiện lạ duy nhất đâu mẹ nhé!

Đầu bé có vảy: Những mảnh vảy hay còn gọi là “cứt trâu” là hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các bé sơ sinh. Đây là một dạng viêm da tiết bã nhờn nhưng không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Chúng sẽ tự biến mất sau một thời gian.

Tiếng xì hơi trong tã: Thông thường, bé bị xì hơi có thể do nuốt khí trong lúc bú mẹ, bé bị ảnh hưởng bởi thức ăn của mẹ hoặc đang có trục trặc trong hệ tiêu hóa. Để hạn chế, mẹ có thể cho bé nằm ngửa, nắm lấy mắt cá chân và bắt đầu đưa chân bé vào chuyển động đạp xe đạp.

Bộ ngực “đồ sộ”: Một số trẻ sơ sinh có bộ ngực lớn bất thường, do bé đã tiếp xúc với hoóc-môn từ mẹ trong suốt thai kỳ. Hiện tượng này sẽ dần biến mất nên mẹ không cần quá lo. Chỉ trong trường hợp có các vết hoặc đốm đỏ xung quanh ngực của bé kèm theo sốt, mẹ mới cần đưa bé đi kiểm tra.

Những cơn hắt hơi liên tục: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu nên bé có thể trở nên nhạy cảm quá mức với mọi thứ xung quanh mình. Mẹ không cần quá lo, trừ khi bé hắt hơi kèm theo thở khò khè. Đây có thể là dấu hiệu bé đang bị viêm mũi, viêm họng hoặc dị ứng, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Phản xạ giật mình: Ngoài biểu hiện trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ, giai đoạn này, tay chân bé liên tục chuyển động, giật mình và quẫy đạp có thể làm mẹ cảm thấy khá phiền phức trong thời gian đầu. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh, sẽ kéo dài trong 5-6 tháng.

Cái đầu dị thường: Đầu của bé mới sinh thường mềm nên việc di chuyển qua vùng xương chậu có thể gây ra sự biến dạng. Ngoài ra, trong suốt quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ thường xuyên cho bé nằm ngửa hoặc chỉ nằm nghiêng về một bên cũng ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Để tránh làm đầu trẻ bị méo, mẹ nên cho con nằm sấp nhiều hơn khi bé đang thức, thay đổi vị trí đặt đồ chơi để bé không nằm nghiêng quá nhiều về một hướng.

Bộ phận sinh dục bị sưng: Một số bé trai có bộ phận sinh dục, đặc biệt là tinh hoàn lớn hơn các bé bình thường. Hiện tượng này cũng xảy ra ở các bé gái. Điều này xảy ra do tác dụng của các hoóc-môn trong quá trình mang thai. Đừng lo lắng, bé sẽ nhanh chóng bài tiết hết những ứ đọng này ra ngoài thông qua đường tiểu trong một vài ngày.

Mắt bé bị lé: Một số mẹ không chỉ lo việc trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ. Đôi khi mẹ thấy mắt bé có vẻ tụ lại cùng một chỗ hoặc nhìn về 2 hướng khác nhau và cho rằng con bị lác hoặc lé. Thực tế, phải mất tới 4 tháng tuổi, hai mắt của con cưng mới có thể hoạt động nhất quán.

Có máu trong tã: Với các bé gái, việc xuất hiện máu trong tã có thể do bé cưng vẫn đang bị ảnh hưởng bởi những hoóc-môn trong tử cung của bạn. Và một đợt đèn đỏ mini là điều không mấy lạ lùng. Những hoóc môn sẽ giảm đi nhanh chóng. Các bé trai lại có thể chảy máu do mới đươc cắt bao quy đầu, hoặc do bé bị hăm tã mà thôi. Nếu vẫn còn cảm thấy lo lắng, tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu thêm lý do vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ. Đồng thời, cũng biết những biểu hiện lạ khác mà mẹ không cần quá lo lắng; và biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh gầm gừ khi ngủ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

How do doctors diagnose GER and GERD in infants?

https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/acid-reflux-ger-gerd-infants/diagnosis

Ngày truy cập: 22.03.2022

Common respiratory conditions of the newborn

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4818233/

Ngày truy cập: 22.03.2022

Acid Reflux (GER & GERD) in Infants

https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/acid-reflux-ger-gerd-infants#:~:text

Ngày truy cập: 22.03.2022

Breathing Problems

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=breathing-problems-90-P02666

Ngày truy cập: 22.03.2022

11 Common Conditions in Newborns

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Common-Conditions-in-Newborns.aspx

Ngày truy cập: 22.03.2022

x