Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/05/2017

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?
Nếu ở giai đoạn trẻ ăn dặm, sau 2-3 ngày không thấy đi đại tiện, mẹ có thể đoán trước tình hình rằng trẻ đang bị táo bón. Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, dấu hiệu nhận biết khó khăn hơn. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính có thể đến từ sữa mẹ vì theo quan niệm dân gian “mẹ ăn gì con bú nấy”. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì là câu hỏi hằng đầu được đặt ra. Và câu trả lời chính là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ sao cho nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin…

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Khả năng tiêu hóa thức ăn của trẻ sơ sinh còn hạn chế, đó là lý do trẻ hay bị táo bón. Dấu hiệu nhận biết cụ thể là:

1. Bé thường xuyên cong lưng hoặc khóc do cử động ruột khó khăn

2. Phân cứng hơn so bình thường, vón thành cục như đất sét

3. Xuất hiện vệt máu đỏ trong phân

4. Khi sờ vào vùng bụng có cảm giác đầy, cứng.

5.Ở giai đoạn ăn dặm, sau 3-5 ngày trẻ không đi ngoài mẹ nên đưa trẻ đi khám.

Trẻ bị táo bón, mẹ ăn gì?

Sau khi sinh, nếu trẻ không còn bú sữa mẹ, nguyên nhân dẫn đến táo bón là do chế độ ăn hằng ngày của trẻ. Nếu nguyên nhân từ mẹ thì có thể do mẹ ăn nhiều thức ăn nóng, dẫn đến sữa mẹ cũng “nóng”, trẻ bú sữa bị nóng trong người, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Mẹ nên ăn một số thực phẩm giàu chất xơ, vitamin để vừa tốt cho mẹ, vừa khỏe cho bé yêu.

Thực phẩm giàu chất xơ

Không phải đến khi mang thai hay nuôi con nhỏ, chất xơ mới cần thiết. Bình thường, khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất xơ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng, đường ruột hoạt động tốt hơn. Sau khi sinh sinh, chất xơ càng quan trọng hơn vì cần cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số thực phẩm giàu chất xơ:

  • Khoai lang: Nếu mỗi ngày mẹ ăn 100gr khoai lang sẽ giúp quá trình tiêu hóa của bé yêu thuận lời hơn vì khoai lang là loại củ chứa nhiều chất xơ và các a-xít amin giúp kích thích nhu động ruột.
bà bầu ăn khoai lang
Khoai lang không làm mẹ tăng cân nhưng lại cung cấp nguồn chất xơ dồi dào
  • Bông cải xanh: Chỉ một nửa khẩu phần bông cải đã có thể cung cấp 2,8gr chất xơ cho cơ thể. Vậy nên đừng quên bổ sung vào khẩu phần ăn của mẹ thực phẩm này nhé.
  • Quả chuối: Không chỉ đứng đầu trong danh sách những thực phẩm giàu canxi, chuối chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé.
  • Đu đủ: Hãy thêm vào bữa ăn xế của bé món đu đủ dằm. Đây là loại trái cây nhiều chất xơ và Papain giúp loại trừ độc tố gây bệnh trong ruột già, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.

Các vitamin cần thiết

Đó là vitamin C, B5, B12, a-xít folic. Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất sẽ giúp cho hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé ổn định hơn.

  • Vitamin C: Vitamin này có tác dụng thẩm thấu trong hệ tiêu hóa, giúp đẩy nước vào trong ruột, làm phân mềm hơn. Mẹ có thể chọn các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, dâu tây, su hào, đu đủ, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh…
  • Vitamin B5: Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra một dẫn xuất của vitamin B5 có thể giúp kích thích sự co thắt trong hệ tiêu hóa, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Vitamin B5 có nhiều trong các loại thực phẩm như rau, thịt, ngũ cốc, các loại đậu, trứng, sữa…
  • A-xít folic: Hay còn được biết đến với tên gọi là Folate hoặc vitamin B9. Không chỉ là viatmin cần được bổ sung đầy đủ trong quá trình mang thai, mà sau khi sinh a-xít này có thể giúp giảm tình trạng táo bón bằng việc kích thích hình thành các a-xít tiêu hóa, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống táo bón. Rau bina, đỗ đen, ngũ cốc, bơ… là những thực phẩm giàu a-xít folic.
  • Vitamin B12: Đây là vitamin ít được nhắc đến nhưng nếu thiếu dễ gây tình trạng táo bón. Những loại thực phẩm chứa vitamin B12 nhiều: Gan bò, cá hồi, cá ngừ…

Uống nước và ăn sữa chua mỗi ngày

70% cơ thể là nước, dù là người lớn hay trẻ sơ sinh đều cần được bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày. Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là “nước uống tiệt trùng” tốt nhất cho trẻ. Vì vậy, mẹ uống đẩy đủ nước mỗi ngày sẽ giúp trẻ có đẩy đủ nước ngăn ngừa bệnh táo bón. Đừng đợi khát mới uống nước mà cần thường xuyên uống nước.

Tại sao mẹ cần ăn sữa chua? Vì sữa chua không chỉ là món ăn vặt ngon miệng mà còn là thực phẩm cải thiện hiệu quả chứng táo bón. Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotics cao và cung cấp nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Câu trả lời cụ thể mẹ có thể tìm kiếm trong bài viết trên đây. Mẹ có thể lưu lại như là một tài liệu chăm sóc bé yêu, khi cần có thể sử dụng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x