Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Những người lần đầu lên chức bố, mẹ ngoài niềm vui có thêm một thiên thần nhỏ còn có thêm những nỗi lo từ những lần giật mình bất thường, từ một lần trẻ bỏ bú… Với những trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da ngay sau khi sinh càng khiến lo thêm lo.
Nếu sau một vài ngày, bác sĩ cho mẹ bồng bé về ngôi nhà thân yêu thì đó là niềm vui vô bờ vì trẻ chị bị vàng da sinh lý bình thường. Còn nếu phải ở lại lâu dài để điều trị, mẹ sẽ thêm muôn phần lo lắng vì lúc này trẻ có thể các bệnh lý nguy hiểm hơn.
Theo các con số thống kê gần đây, hơn 50% trẻ sơ sinh sau khi chào đời từ 2-3 ngày xuất hiện hiện tượng lòng trắng mắt biến thành màu vàng. Phần lớn trẻ chỉ có duy nhất triệu chứng này mà không kèm theo dấu hiệu nào khác. Các bác sĩ kết luận rằng trẻ bị bệnh vàng da mắt do vàng da sinh lý gây ra. 90% sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày.
Nếu sau khi về nhà, mẹ phát hiện mắt trẻ vàng hơn, có nhiều ghèn, nước mắt cũng vàng thì có thể bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn hoặc bé các bệnh lý nghiêm trọng.
Chứng vàng mắt là một biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thấy màu vàng ở lòng trắng mắt. Đây là triệu chứng hay gặp của hội chứng vàng da.
Nguyên nhân của hiện tượng tăng Billirubin gây vàng mắt có thể do Bilirubin được sản xuất nhiều quá nức bình thường, do giảm thu nạp Bilirubin vào gan hoặc giảm bài tiết cào túi mất do tắc nghẽn đường mật. Vì vậy, vàng mắt có thể là dấu hiệu của bệnh máu hoặc ký sinh trùng, thuốc… hoặc bệnh của gan như viêm gan A, B, C… hoặc các bệnh của mật.
Đối với trẻ sơ sinh, có thể trẻ đã mắc bệnh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được được trị sớm.
Khi trẻ sơ sinh bị viêm gan B, phần lớn các trường hợp có triệu chứng rất mơ hồ, nếu không quan sát kỹ mẹ khó mà nhận biết được. Nhiều trường hợp mẹ chủ quan, bệnh trở nặng mới đưa trẻ tới bệnh viện điều trị dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.
Một số biểu hiện của bệnh viêm gan B có thể xuất hiện đó là:
Trên thực tế các biểu hiện này khó xuất hiện ngay khi bé mới chào đời,mẹ nên chú ý để có thể phát hiện được khi bé từ 3-4 tháng trở lên.
Có đến 90% các trường hợp viêm gan B ở trẻ nhỏ do sự lây truyền virus gây bệnh từ người mẹ. Chính vì vậy, ngay từ khi có ý định mang thai, mẹ cần tiêm vắc-xin ngừa bệnh. Nếu đang mang thai mà có mắc bệnh viêm gan B cần phối hợp với bác sĩ kiểm tra sức khỏe thai nhi thường xuyên.
Thông thường,trong thời kỳ mang thai người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B, em bé cần được tiêm globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG) cùng với vắc-xin viêm gan B giúp bảo vệ ngắn hạn trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Biện pháp này phóng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.
Ngay cả với những trẻ không mắc bệnh cũng cần được tiêm vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B. Ở Việt Nam, chương trình tiêm chủng vắc-xin viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh đã được tiến hành từ năm 2003. Nhờ vào chiến dịch này, số lượng trẻ sơ sinh bị nhiễm virus đã giảm xuống dưới 2%.
Trẻ nên được tiêm khi mới sinh, khi được từ 1 đến 2 tháng tuổi và khi được từ 6 đến 8 tháng tuổi. Những người trưởng thành không mang virus cũng không nên chủ quan và cần được tiêm 3 mũi đầy đủ.
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị vàng mắt là một trong những dấu hiệu nhận diện nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau, trong đó có bệnh viêm gan siêu vi B. Mẹ nên chủ động phòng tránh cho mình để tránh lây nhiễm cho bé nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.