Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Bùi Bình
Cập nhật 31/05/2023

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng, nhầy màu xanh là do đâu?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng, nhầy màu xanh là do đâu?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không thể nói rõ các vấn đề về sức khỏe cho ba mẹ. Tuy nhiên nếu ba mẹ nhận thấy điều bất thường khi con đi ngoài thì cần phải quan tâm hơn.

Nếu trẻ sơ đi ngoài có bọt và nhầy thì là một cảnh báo về sức khỏe của con. Những ngày tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường đi tiêu sau mỗi cữ bú. Bé thường đi 5-10 lần trong một ngày; phân sệt; màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt và nhầy rất có thể hệ tiêu hóa đang có vấn đề.

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có đáng lo?

Thông thường, nếu trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đi ngoài từ 5 – 7 lần/ ngày. Phân bình thường của trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ hơi mềm và có màu vàng tự nhiên. Điều này hay bị lầm tưởng là trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng không phải các mẹ nhé.

Bé đi ngoài có bọt thường xảy ra ở những bé 0 – 36 tháng tuổi. Do hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và sức đề kháng cũng còn kém. Khi gặp tình trạng này, cha mẹ cần theo dõi kỹ. Nếu kéo dài và kèm theo các dấu hiệu khác thì cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện. Các y bác sĩ sẽ chẩn đoán; và có hướng điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp phân của trẻ sơ sinh có bọt nhưng tần suất đi như bình thường. Phân không có dấu hiệu bất thường nào khác; vẫn ăn ngủ tốt; không quấy khóc vô cớ. Nếu vậy cha mẹ cũng tạm yên tâm, nên theo dõi tiếp. Sau 3 ngày không thấy hết thì nên cho bé đi khám bệnh.
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có đáng lo?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có đáng lo?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do bệnh lý

Bên cạnh đó, những trẻ sơ sinh bị mắc chứng loạn khuẩn đường ruột; rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường ruột cũng có thể đi ngoài có bọt. Phân của trẻ sơ sinh lúc này sẽ có các dấu hiệu như:

  • Phân màu xanh sẫm, lượng ít, có chất nhầy.
  • Phân bã đậu, có màu xanh và lẫn dịch nhầy. Trường hợp này có thể bé bị nhiễm trùng đường ruột.
  • Phân có thể cứng, bên ngoài có chất nhầy hoặc máu. Trường hợp này có thể do bé đang bị táo bón.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

2.1 Quá tải đường lactose do hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện

Chức năng đường ruột và tiết niệu của bé sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng. Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy; có khả năng đường ruột bị kích thích và chưa tiêu hóa hết đường trong sữa.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

2.2 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do nhiễm khuẩn đường ruột

Các vi khuẩn như như Salmonella; Shigella; Staphylococcus; Campylobacter hay E. coli cũng có thể gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy kèm theo tiêu chảy. Nếu bị nặng bé có thể bị chuột rút, sốt. Khi gặp dấu hiệu này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám chữa bệnh.

2.3 Do dị ứng sữa

Bé sơ sinh có thể bị dị ứng protein trong sữa dẫn đến đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra, bé có thể gặp các triệu chứng sau: Có máu trong phân; phân trẻ sơ sinh có bọt; quấy khóc do đau bụng.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng sữa ở trẻ cũng có thể gây phát ban, sưng và khó thở.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có thể do dị ứng sữa

2.4 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do hội chứng kém hấp thu

Các bé mắc hội chứng kém hấp thu cũng dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có bọt. Vì chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.

2.5 Do chế độ ăn uống của mẹ

Nếu bé đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ ăn các loại thức ăn nhuận tràng có thể khiến bé bị đi ngoài có bọt.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy màu xanh có thể do thay đổi trong cách trẻ bú mẹ. Ví dụ, một số trẻ sơ sinh bú trong thời gian ngắn trước khi chuyển đổi vú bị đi ngoài phân nhầy màu xanh lá cây và có sủi bọt.

3. Những ảnh hưởng khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Ở thời điểm ban đầu, khi có dấu hiệu bất thường ở đường ruột, trẻ sơ sinh đi phân lỏng có bọt sẽ có 5 trường hợp:

3.1 Liên tục đi ngoài ra bọt và quấy khóc

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kèm liên tục quấy khóc; bú ít hoặc bỏ bú; có dấu hiệu bị giảm cân hay không lên cân trong một thời gian dài. Điều này cho thấy dấu hiệu bị viêm nhiễm đường ruột hay rối loạn tiêu hóa.

Một số nguyên nhân cụ thể đã được chỉ ra:

  • Trẻ sơ sinh bị lạnh bụng.
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.
  • Trẻ sơ sinh có hội chứng kém hấp thu.
  • Bé bị dị ứng sữa ngoài và các chế phẩm từ sữa.
  • Mẹ đang cho con bú nhưng lại dùng thuốc xổ; hoặc ăn các loại thức ăn nhuận tràng.
Trường hợp này, mẹ không nên tự ý mua thuốc hay dùng bất kỳ mẹo dân gian nào để điều trị. Vì điều này có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Cách tốt nhất là cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám và có sự chỉ dẫn; hỗ trợ điều trị kịp thời từ các y bác sĩ.

3.2 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhưng vẫn bú mẹ bình thường

Tính chất phân của trẻ có thay đổi nhưng bé bú mẹ bình thường; không quấy khóc; tăng cân đều thì không đáng lo ngại. Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ thật chu đáo.

Đồng thời, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn của bản thân. Hãy giảm dầu mỡ và các thức ăn có tính hàn như hải sản. Sau đó, tình trạng bé sơ sinh đi ngoài ra bọt cũng sẽ nhanh hết.

Bé đi ị có bọt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhưng vẫn bú mẹ bình thường chỉ cần mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng

3.3 Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài sủi bọt

Mẹ cần biết rằng tiếng sôi bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bình thường. Chỉ khi bé quấy khóc liên tục thì có thể là do sự tắc nghẽn của lượng khí ở các nếp gấp của ruột; hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa.

Nguyên nhân có thể do chế độ ăn của mẹ có nhiều dầu mỡ; thức ăn khó tiêu (khi trẻ bú mẹ hoàn toàn). Hoặc mẹ cho bé bú bình không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh…

Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Hạn chế thực phẩm sinh hơi như cà chua, cam, bắp cải… Không ăn thực phẩm cay nóng, gia vị nặng mùi.
  • Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu sẽ không dung nạp được đường lactose có trong sữa ngoài.
  • Khi bé sơ sinh bị sôi bụng, mẹ chỉ cần đặt trẻ tựa đầu lên vai và vỗ lưng để trẻ ợ nóng sau khi bú. Hoặc đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống.

3.4 Bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài ra bọt

Trong 1 tháng đầu tiên, với bé bú sữa mẹ, sẽ đi đại tiện khoảng 5-6 lần/ngày, phân hoa cà hoa cải. Nếu trẻ bú sữa công thức thì đi đại tiện ít hơn từ 1-3 lần/ngày; phân thường dẻo và có màu nhạt hơn, mùi cũng nặng hơn.

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, phân lỏng hơn và có chất nhầy. Điều này rất có thể là dấu hiệu của đường ruột đang bị kích thích do chưa tiêu hóa hết chất đường có trong sữa.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

4. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Khi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy sủi bọt, mẹ phải cho con bú nhiều lần trong ngày để bù lại lượng nước đã mất.

Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải oresol. Mẹ nên nhớ cho bé uống theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng cho bé.

Trường hợp bé không hấp thu dung dịch oresol mà có dấu hiệu mất nước. Mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để bù dịch bằng đường truyền.

Khi thấy dấu hiệu sau, mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt đến bác sĩ khám:

  • Bé bị sốt cao.
  • Trong phân có lẫn máu.
  • Bé mệt mỏi, bỏ ăn hoặc bỏ bú.
  • Tiêu chảy, phân sủi bọt 2 ngày không khỏi.
  • Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: da khô, mắt khô, khóc không nước mắt.
  • Khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ?
    Đảm bảo bé không bị mất nước là cách xử trí khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

    5. Cách phòng tránh tình trạng trẻ đi ngoài có bọt và nhầy

    Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt đang bú sữa mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng bản thân hợp lý.

    • Mẹ cần hạn chế các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe.
    • Nên ăn nhiều rau; củ; quả; sữa chua; nước dừa… để tăng lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho con.
    • Đối với trẻ bú sữa công thức, con có thể bị đi ngoài sủi bọt 2 – 3 ngày khi mới uống. Vì hệ thống tiêu hóa của con cần thời gian thích nghi.
    • Nếu tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy kéo dài, mẹ cần thay đổi nhãn hiệu sữa khác. Mẹ nên chọn các loại sữa không có lactose để bé dễ tiêu hóa.

    Hy vọng với những thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh đi phân nhầy và có bọt MarryBaby vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các mẹ. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì trong quá trình nuôi dạy con cái hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    2. Infant and toddler health
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/basics/infant-and-toddler-health/hlv-20049400
    Ngày truy cập: 31/05/2023

    3. Constipation in babies
    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies
    Ngày truy cập: 31/05/2023

    4. How Can I Tell if My Baby Is Constipated?
    https://kidshealth.org/en/parents/constipated.html
    Ngày truy cập: 31/05/2023

    5. Diarrhea in Children: What Parents Need to Know
    https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Diarrhea.aspx
    Ngày truy cập: 31/05/2023

    x