Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bé bú nhiều, đi ngoài nhiều trong ngày và đều đặn mỗi ngày là dấu hiệu bé tiêu hóa tốt. Số lần đại tiện tùy theo mức độ hấp thụ và loại sữa bé dùng. Nếu bé uống sữa công thức, số lần đi tiêu sẽ ít hơn so với bé bú mẹ. Sau 2-3 ngày, trẻ sơ sinh ít đi ngoài, hoặc không đi ngoài chắc chắn bé rất khó chịu và có vấn đề ở đường ruột.
Trong 3 tháng đầu, ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, không ăn thêm bất cứ thứ gì khác thì trẻ thường đi ngoài 3 – 5 lần/ngày, phân màu vàng, sệt không thành khuôn và mùi chua. Nếu trẻ ăn thêm sữa công thức thì số lần trẻ đi ngoài sẽ giảm đi, phân sẽ thành khuôn, màu vàng và mùi thối.
Mẹ hết thời gian ở cữ cũng là lúc số lần đại tiện của bé sẽ thay đổi khá nhiều, mỗi lần đi có thể sẽ cách khoảng 2-3 ngày, nhất là với những bé uống sữa công thức. Thời điểm này bé đã bắt đầu chuyển hóa tối ưu hơn các dưỡng chất trong sữa nên phần phân thải ra có thể được tích lại từ 2-3 ngày mới đủ để tống ra ngoài. Tuy nhiên, có một số bé vẫn tiếp tục đi ngoài đều đặn ngày 1-2 lần cho đến 6 tháng.
Trẻ sơ sinh ít đi ngoài trong bao lâu? Căn cứ vào thời gian đi tiêu tương ứng số tháng của trẻ để mẹ xác định được trẻ đang bị bệnh lý nguy hiểm nào hay đơn giản chỉ là trẻ bị táo bón.
Do các bệnh lý nguy hiểm
Sau khi sinh, ở giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, bệnh lý thường gặp là tắc ruột hoặc lồng ruột. Ngoài việc không đi ngoài thường kèm theo các triệu chứng khóc thét do đau bụng vì tăng nhu động ruột, bụng chướng căng, nôn nhiều, không đánh rắm, không đi ngoài được. Nếu bé vẫn đánh rắm được và chơi ngoan, ăn uống bình thường, không quấy khóc không nôn trớ thì có thể bé bị táo bón.
Do táo bón
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón phổ biến nhất là do sai lầm trong chế độ ăn uống của mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón, trẻ uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh… Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nứt hậu môn, bị trĩ, do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá…
Nếu số lần trẻ sơ sinh đi ngoài cách nhau từ 3-5 ngày, kèm theo máu, chất nhầy được gọi là hiện tượng chậm đi ngoài. Gần giống như triệu trứng trẻ không đi ngoài nhưng nguyên nhân trẻ ít đi ngoài là do cơ năng và thực thể.
Nếu là nguyên nhân cơ năng thì trẻ sơ sinh đi ngoài ít không cần điều trị, chỉ cần được cho bú nhiều hơn và massage bụng hằng ngày theo vòng tròn thuận chiều kim đồng hồ. Nhưng nếu trẻ sơ sinh đi ngoài ít là do nguyên nhân thực thể, các bé cần được thăm khám cụ thể tại bệnh viện chuyên khoa nhi để được điều trị sớm.
Trẻ không đi ngoài do bệnh lý cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, nếu trẻ bị táo bón mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Nếu mẹ đã áp dụng cách xử lý trên mà trẻ sơ sinh không đi ngoài được mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa nhi để điều trị.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.