Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vậy trường hợp trẻ sơ sinh không khóc, đặc khi ngay sau khi sinh thì có sao không? Mặc dù không phổ biến, nhưng cha mẹ rất nên biết về hiện tượng này.
Trên thực tế, khi trẻ còn trong bụng mẹ và trong giai đoạn từ 20 – 28 tuần thai, trẻ đã có thể thở qua dây rốn; và khóc khi nhận được những kích thích và rung động từ bên ngoài bụng mẹ.
Tuy nhiên, tiếng khóc quan trọng hơn chính là tiếng khóc ngay khi bé chào đời. Khi con chào đời và đột ngột vào môi trường mới, trẻ sẽ cất tiếng khóc đầu tiên. Việc trẻ cất tiếng khóc giúp đẩy các chất lỏng ra khỏi phổi để trẻ có thể hít thở bình thường.
Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở, đặc biệt là khi mẹ chọn sinh thường. Có thể mẹ sẽ nín thở một lúc để dùng sức đẩy con ra khỏi bụng; và việc này sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu của con. Và khi ra khỏi bụng mẹ, trẻ buộc phải khóc để tống lượng CO2 còn sót lại.
Đó chính là những lý do mà trẻ cần phải cất tiếng khóc đầu tiên sau khi vừa mới sinh.
>> Cha mẹ nên xem thêm: Colic – Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh
Năm 2020, một khảo sát trên 19.997 ca sinh từ 4 bệnh viện lớn ở Nepal, được tổng hợp từ Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ NCBI. Các bác sĩ đã chia ra 2 nhóm đối tượng cụ thể là, trẻ sơ sinh không khóc; và trẻ sơ sinh không khóc và cũng không thở sau khi sinh.
Kết quả cho thấy:
>> Mẹ có thể xem thêm: Cách bế trẻ sơ sinh “chuẩn” theo từng giai đoạn tuổi
Có thể không chính xác, nhưng có thể khoanh vùng một số nguyên nhân khiến trẻ không khóc sau khi sinh, là, sinh mổ; do sinh non trước 37 tuần; hoặc do mẹ sử dụng thuốc giảm đau trước khi sinh.
Theo đó, nếu trẻ không khóc, hoặc khóc yếu ớt sau khi sinh, cha mẹ cần lập tức nhờ đến sự can thiệp của đội ngũ bác sĩ, và y tá hộ sinh. Thông thường, bác sĩ sẽ vỗ lưng, chà xát lưng và bóp tay chân cho bé để trẻ bật khóc.
Về mặt y khoa, cũng như theo thông tin của Bộ Y Tế, khi gặp hiện tượng trẻ sơ sinh không khóc lúc vừa mới sinh, ngoài những hành động như vỗ lưng, bóp tây chân, các bác sĩ có thể thực hiện đánh giá chỉ số Apgar. Một chỉ số để đánh giá khả năng sống sót của trẻ vừa mới sinh.
Các phần của điểm số Apgar là:
>> Cha mẹ nên xem thêm: Chỉ số Apgar là gì? Hiểu cách bác sĩ đánh giá chỉ số Apgar
Tóm lại, hiện tượng trẻ sơ sinh không khóc, đặc biệt là trẻ không khóc khi vừa mới sinh là một vấn đề quan trọng và cần có sự can thiệp ngay của đội ngũ bác sĩ hộ sinh trong ca mổ. Vì đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ cần được thực hiện hồi sức cấp cứu ngay.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Not Crying After Birth as a Predictor of Not Breathing
https://publications.aap.org/pediatrics/article/145/6/e20192719/76906/Not-Crying-After-Birth-as-a-Predictor-of-Not?autologincheck=redirected?nfToken=00000000-0000-0000-0000-000000000000
Ngày truy cập: 29/11/2022
2. Your Child’s First Test: The APGAR
http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/apgar-test/
Ngày truy cập: 29/11/2022
3. Fetal homologue of infant crying
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1721928/pdf/v090p0F415.pdf
Ngày truy cập: 29/11/2022
4. Not Crying After Birth as a Predictor of Not Breathing.
https://europepmc.org/article/med/32398327
Ngày truy cập: 29/11/2022
5. After baby is born: what to expect in the first hours
https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/first-week-of-life/after-baby-is-born
Ngày truy cập: 29/11/2022
6. Chỉ số Apgar: Cách tính điểm và ý nghĩa thực hành
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/chi-so-apgar-cach-tinh-diem-va-y-nghia-thuc-hanh-4711
Ngày truy cập: 29/11/2022