Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Tường Vi
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật Vừa xong

Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nhận biết dấu hiệu bất thường và cách trị

Trẻ sơ sinh thở khò khè: Nhận biết dấu hiệu bất thường và cách trị
Trẻ sơ sinh thở khò khè là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh về hô hấp. Do đó, cha mẹ nên chú ý để có phương pháp chăm sóc khi bé thở khò khè, đáng chú ý và cần đưa con đi bệnh viện khi trẻ thở khò khè kèm theo các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi và khóc kéo dài.

Khi thấy trẻ sơ sinh bị khò khè bất thường, triệu chứng này rất có thể là do trẻ đang bị viêm phế quản, ho, viêm amidan hoặc mềm sụn thanh quản. Mời cha mẹ đọc đến cuối bài viết để biết rõ hơn về triệu chứng trẻ sơ sinh thở khò khè và khi nào nên đưa con đi bệnh viện.

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè

Trẻ sơ sinh thở khò khè là hiện tượng trẻ phát ra âm thanh khác lạ khi thở, thường xảy ra khi trẻ đang ngủ hoặc đang bú. Tiếng thở khò khè của bé nghe như tiếng ngáy, và có thể được nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh.

Thông thường khi có sự tác động của vi khuẩn, phế quản có thể bị co thắt, sưng, phù nề. Một số bệnh còn tiết dịch gây ứ đọng và tắc nghẽn trong cuống phổi hoặc phế quản, gây khó khăn cho việc hô hấp của trẻ.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên PubMed, có 30% trẻ bú mẹ có triệu chứng thở khò khè trong suốt 3 năm đầu đời, nhất là trong lúc ngủ. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải nào cũng liên quan đến bệnh lý đường hô hấp. Vậy nên mẹ cần phân biệt rõ giữa nghẹt mũi với khò khè. Cũng có những trường hợp tiếng thở khò khè là do tư thế nằm ngủ bé khiến khí quản và khoang mũi bị chèn ép và chỉ cần thay đổi tư thế thì tiếng khò khè cũng biến mất.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè

bệnh hô hấp
Trẻ sơ sinh bị khò khè là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm

Dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè là khi áp sát tai gần miệng trẻ mẹ nghe thấy tiếng con thở bất thường. Nó gần giống như tiếng ngáy. Âm thanh trẻ sơ sinh thở khò khè có thể được nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè:

  • Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.
  • Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4-5 tháng tuổi.
  • Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.
  • Các bệnh u xơ sợi thần kinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến trẻ sơ sinh bị thở khò khè.
  • Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, trẻ sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.
  • Với trẻ dưới một tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn.
  • Bé nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày. Những dịch trào ngược này có thể chảy vào đường hô hấp, gây tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè.
  • Trong thời gian trẻ sơ sinh bị sốt, ho cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc bệnh viêm phổi.
  • Bệnh hen suyễn thường có dấu hiệu thở khò khè khi ngủ. Các cơn khò khè cũng thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.
  • Trẻ sơ sinh bị khò khè có nguy hiểm không?

    Trẻ sơ sinh thường có những triệu chứng thở không đều, lúc nhanh lúc chậm, thỉnh thoảng ngừng thở. Nếu con bạn thở ra tiếng, cha mẹ nên lưu ý âm thanh phát ra như thế nào.

    Bởi vì điều này sẽ giúp bạn xác định liệu bé có gặp các vấn về đường hô hấp hay không.

    Trẻ sơ sinh thở tiếng khàn khàn

    Tình trạng tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy thường khiến trẻ phát ra âm thanh khàn khàn khi thở. Đây thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – chứng bệnh gây phù nề thanh quản, khí quản.

    Nó làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến trẻ sơ sinh bị khò khè do âm thanh thở trở nên nặng hơn.

    Âm thanh tiếng thở của trẻ như tiếng huýt sáo

    Tình trạng tắc nghẽn ở mũi sẽ tạo ra âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở. Mũi của trẻ thường có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột cũng có thể làm cho lỗ thông khí thu hẹp lại. Nó cản trở không khí ra vào đường thở và gây ra những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo khi bé hít vào và thở ra. Do đó, nếu bạn thông mũi sạch cho bé, tiếng huýt sáo này sẽ không còn.

    ho khan
    Mẹ cần chú ý âm thanh phát ra khi trẻ sơ sinh bị khò khè để chuẩn đoán bệnh chính xác

    Trẻ sơ sinh bị khò khè thở rít

    Trẻ sơ sinh thở rít có thể là dấu hiệu của bệnh bạch hầu thanh quản hoặc do mềm sụn thanh quản. Ba mẹ có thể nghe thấy tiếng rít rõ hơn khi trẻ hít vào, nhất là khi trẻ nằm ngửa.

    Trẻ sơ sinh thở đốc

    Viêm phổi là nguyên nhân khiến bé thở nhanh và dốc bất thường. Phổi của bé bị viêm và tích tụ nhiều chất lỏng trong phế nang làm cản trở quá trình hô hấp, khiến tiếng khò khè nghe như bé đang thở dốc.

    Cách điều trị thở khò khè ở trẻ sơ sinh

    Vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị thở khò khè nên các mẹ nên bình tĩnh, quan sát cẩn thận và thăm khám sức khỏe của bé thường xuyên.

    • Bù nước cho trẻ: Mẹ nên đảm bảo trẻ bú đủ sữa và tăng số lần bú trong ngày để cơ thể trẻ được bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Đối với trẻ bú sữa công thức, mẹ cần pha sữa đúng theo tỷ lệ hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các dung dịch bù nước hoặc điện giải phù hợp cho trẻ sơ sinh.
    • Hút mũi cho trẻ: Ba mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi và nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ, loại bỏ chất nhầy, giúp đường hô hấp thông thoáng hơn. Khi thực hiện, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Do cơ quan hô hấp của trẻ sơ sinh còn non nớt, ba mẹ cần thao tác nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho trẻ. Đồng thời, các dụng cụ sử dụng cần được khử trùng kỹ lưỡng trước và sau mỗi lần sử dụng.
    • Tạo độ ẩm cho không khí: Đảm bảo không khí xung quanh trẻ có độ ẩm lý tưởng, không quá khô hoặc quá ẩm, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, giảm tắc nghẽn đường thở và cải thiện tình trạng thở khò khè.
    • Sử dụng thuốc: Việc dùng thuốc cho trẻ sơ sinh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ba mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc vì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn bao gồm: thuốc giãn phế quản (albuterol), thuốc corticosteroid (prednisone, beclomethasone), thuốc chống viêm, hoặc thuốc điều chỉnh leukotriene (montelukast, zafirlukast).
    Ngoài ra, ba mẹ cần lưu ý tuyệt đối không điều trị tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh bằng mật ong bởi mật ong có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Nếu bé thở khò khè không phải do bệnh lý đường hô hấp, ba mẹ cũng nên thử xem bé có nằm nghiêng, nằm sấp dẫn đến khó thở hay không. Lúc này, chỉ cần điều chỉnh tư thế ngủ cho bé là đủ.
    Mẹ cần bình tĩnh xem xét nguyên nhân trẻ thở khò khè
    Mẹ cần bình tĩnh xem xét nguyên nhân trẻ thở khò khè

    >> Mẹ có thể tham khảo: Mách mẹ cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

    Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè

    Khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè, các mẹ nên tiến hành vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi, luôn giữ hệ tai – mũi – họng của bé được thông thoáng.

    Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ không nên nhỏ quá nhiều, chỉ 2 – 3 giọt là đủ nhé!

    Các mẹ có thể tham khảo cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau

    • Đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Nếu dùng lọ nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.
    • Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây.
    • Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự.
    • Lưu ý, 5 phút sau các mẹ nên dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thấm hút lượng nước nhỏ còn ứ đọng.
    trẻ sơ sinh khò khè phải làm sao
    Giữ vệ sinh mũi, họng là cách chăm sóc tốt nhất khi trẻ sơ sinh khò khè

    Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị khò khè đi khám bác sĩ?

    Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời.

    Nhất là các trường hợp sau, bạn cần cho trẻ đến bác sĩ ngay, không được để kéo dài:

    • Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần.
    • Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.
    • Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.
    • Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.
    • Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở.
    • Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè.
    • Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc. Đây có thể là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.

    Kết luận

    Trẻ sơ sinh bị khò khè dù không phải là một dấu hiệu quá nặng nhưng tất cả các bệnh có triệu chứng này đều khá nguy hiểm. Các mẹ nên chủ động chăm sóc và điều trị cho bé dứt điểm để tránh những biến chứng không đáng có.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Coughing and Wheezing in children
    https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/coughing-and-wheezing-in-children
    Ngày truy cập: 16/01/2025

    My Baby Is Wheezing. Is it Asthma?
    https://kidshealth.org/en/parents/wheezing-asthma.html
    Ngày truy cập: 16/01/2025

    Should you worry if your child is wheezing?

    Should you worry if your child is wheezing?


    Ngày truy cập: 16/01/2025

    The wheezing child: an algorithm
    https://www.racgp.org.au/afp/2015/june/the-wheezing-child-an-algorithm
    Ngày truy cập: 16/01/2025

    Why your wheezing baby may need TLC, not medication
    https://www.health.harvard.edu/blog/why-your-wheezing-baby-may-need-tlc-not-medication-201601128959
    Ngày truy cập: 16/01/2025

    Baby Wheezing | Children’s Respiratory Doctor

    https://www.childrensrespiratorydoctor.co.uk/wheezing.php

    Ngày truy cập: 16/01/2025

    Coughing and wheezing in children | Better Health

    https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/coughing-and-wheezing-in-children

    Ngày truy cập: 16/01/2025

    If My Baby Is Wheezing, Could it Be Asthma? | Kids Health

    https://kidshealth.org/en/parents/wheezing-asthma.html

    Wheezing in infancy

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3651148/

    Ngày truy cập: 16/01/2025

    Wheezing in infants and preschoolers: phenotypes and treatment options

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9815941/

    Ngày truy cập: 16/01/2025

    When Should a Parent Be Concerned With a Baby’s Noisy Breathing? | Stanford Medicine

    https://healthier.stanfordchildrens.org/en/when-should-a-parent-be-concerned-with-a-babys-noisy-breathing/

    Ngày truy cập: 16/01/2025

    x