Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/10/2020

Tuyển tập cách hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Tuyển tập cách hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Hút mũi cho trẻ sơ sinh phải đúng phương pháp và có chỉ định của bác sĩ. Mẹ không nên tự ý đưa miệng hút mũi cho bé, đó là cách làm phản khoa học.

Sau khi sinh, trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa kịp thích nghi với thời tiết, thường ho, sổ mũi, thở khò khè khi trở mùa. Hút mũi cho trẻ sơ sinh chính là phương pháp đơn giản nhất giải quyết tình trạng khó thở. Tuy nhiên, cách này phải có chỉ định của bác sĩ.

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh?

Để giải quyết vấn đề ngạt, sổ mũi và nhiều đàm ở trẻ, cách tốt nhất là rửa mũi cho trẻ sơ sinh và cho bé bú mẹ nhiều hơn. Cung cấp đầy đủ nước đồng nghĩa với việc thực hiện biện pháp long đàm hiệu quả, an toàn.

hút mũi cho trẻ sơ sinh 1
Không nên hút mũi cho trẻ bằng cách dùng miệng mà cần có dụng cụ chuyên biệt

Cũng chính vì đây là phương pháp dân gian tốt nhất nên việc xử trí bằng cách đưa miệng vào hút mũi, dùng tay móc đàm để thông thoáng đường thở cho bé là phản khoa học. Việc dùng miệng hút mũi này đã nảy sinh thêm mầm bệnh cho bé, có thể khiến bệnh thêm nặng, thậm chí là tử vong. Dùng tay móc đàm sẽ làm xây xát vùng hầu họng khiến bé bị ói, sặc vào đường thở nguy hiểm.

Nếu muốn sử dụng cách dụng cụ hút mũi hoặc xông hơi cần tới các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và chỉ định.

Ngoài ra, cần lưu ý không lạm dụng nước rửa mũi thường xuyên cho bé ngay cả khi bé không có vấn đề về hô hấp. Tác hại không ngờ đến chính là ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu khác. Lời khuyên của bác sĩ thì các mẹ chỉ nên rửa mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi.

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

Hiện nay đã có nhiều cách khác nhau để hút mũi cho bé, nhưng phổ biến và thông dụng nhất chính là sử dụng 3 dụng cụ dưới đây:

Ống hút bằng cao su: Mẹ có thể mua dụng cụ này tại nhiều tiệm thuốc hoặc cửa hàng mẹ và bé với giá thành phải chăng. Cách sử dụng cũng khá đơn giản. Dùng lực bóp không khí ra ngoài để tạo môi trường chân không. Sau đó nhẹ nhàng đưa vào mũi của bé và thả chậm để chất dịch nhầy được hút ra.

Dụng cụ hút mũi dạng chữ U: Với dụng cụ này, mẹ đặt một đầu vào mũi của bé, đầu còn lại dùng miệng để hút. Ở giữa sẽ có một chỗ đựng chất nhầy được hút ra mà mẹ có thể dễ dàng quan sát.

Hút mũi cho trẻ bằng máy: Máy hút mũi được thiết kế rất đặc biệt giúp mẹ hút mũi dễ dàng hơn và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, loại này có giá thành hơi cao so với các loại truyền thống khác. Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định mua máy.

Việc hút mũi thường làm cho bé khó chịu và quấy khóc, theo đó, mẹ cần lưu ý phải hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Thực hiện từng bước một để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Làm ẩm mũi

Mẹ hãy dùng nước muối sinh lý dành riêng cho trẻ sơ sinh như Natri Clorid 0,9% nhỏ vào mũi, chờ khoảng 30-60 giây để làm ẩm và lỏng các chất nhầy trước khi hút ra. Nếu chúng bị khô, khi hút ra ngoài sẽ gặp khó khăn hơn và thậm chí làm bé bị đau.

Bước 2: Hút mũi

Đặt bé nằm trên gối, hoặc nằm nghiêng sang một bên, sau đó dùng dụng cụ để hút mũi. Thao tác của mẹ cần cẩn thận và nhẹ nhàng vì có thể làm tổn thương phần bên trong khoang mũi bé. Sau khi đã hút được một bên, mẹ dùng khăn lau sạch đầu hút và thực hiện bên còn lại. Lần đầu có thể bé sẽ có phản xạ nôn ói do nước muối, chất nhầy chảy xuống họng. Hiện tượng này sẽ hết khi bé đã quen dần nên mẹ không cần quá lo lắng.

Sau 5-10 phút nếu bé vẫn còn nghẹt mũi, mẹ có thể thực hiện thêm lần nữa nhưng không nên quá 3-4 lần/ngày. Lực hút sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi gây tổn thương, giảm khả năng cản trở bụi bẩn, thậm chí làm tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

Bước 3: Vệ sinh dụng cụ hút

Khi đã hút mũi xong, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ bằng xà phòng, xả lại nhiều lần với nước ấm.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, rửa mũi tốt nhất là dùng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi mũi bị viêm nặng. Mẹ có thể yên tâm với phương pháp này, bởi nước muối sinh lý rất an toàn, không gây tác dụng phụ.

hút mũi cho trẻ sơ sinh 2
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ sơ sinh là an toàn nhất

4 bước cơ bản làm vệ sinh mũi cho bé:

  • Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên, đặt vòi phun vào sát vách lỗ mũi
  • Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây, có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ
  • Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại, lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra ngoài
  • Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đợi khoảng 2-3 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi

Ngoài cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý, mẹ có thể tham khảo 2 phương pháp sau:

Xông hơi cho bé

Xả nước nóng trong phòng tắm cho đến khi hơi nong phả đầy trên gương. Mẹ bế bé ngồi ở đây khoảng vài phut. Hơi nóng sẽ làm dịch mũi chảy ra và giúp bé dễ thở hơn. Lưu ý: Đừng để nước quá nóng, làn da của bé quá mỏng để chịu sự tác động của hơi nước quá nóng.

Bật máy phun sương

Đầu tư một máy phun sương tăng độ ẩm đặt trong phòng ngủ của bé để hạn chế tình trạng thiếu ẩm. Đây chính là môi trường ngủ lý tưởng cho bé vào những ngày lạnh, hanh khô.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh: Những lưu ý cần nhớ!

– Không nên nhỏ nước muối kéo dài nhiều ngày liên tục vì sẽ làm khô bên trong mũi.

– Thông thường, nghẹt mũi sẽ tự khỏi sau 1 tuần, nhưng nếu bé thở khó khăn sau khi hút mũi, mẹ cần đưa đến khám bác sĩ.

– Không nên hút mũi ngay sau khi ăn, bởi có thể làm trẻ nôn ói. Tốt nhất, mẹ nên chờ sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc lúc bé đang ngủ.

Hy vọng những cách hút mũi cho trẻ sơ sinh trên đây có thể hỗ trợ mẹ trong việc đưa ra hướng giải quyết tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị khó thở, chảy nước mũi thường xuyên khi thời tiết giao mùa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x