Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/01/2019

U máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?

U máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?
Tuy là loại u lành tính nhưng u máu ở trẻ sơ sinh làm ảnh hưởng vẻ đẹp thiên thần của bé. Loại u này có thể chữa khỏi nên mẹ hãy cùng tìm hiểu để biết cách chữa trị cho bé nhé!

Trẻ thường mắc u máu ngay sau khi sinh. Bệnh sẽ tăng trưởng cực đại khi trẻ được 1 tuổi và sẽ thoái lui khi bước vào tuổi lên 2 hay 3. Điều này khiến không ít các ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng khi nhận thấy một vết “bớt” đỏ trên khuôn mặt hay cơ thể của con trẻ.

U máu ở trẻ sơ sinh là gì?

Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Nguyệt Nhã, nguyên Phó Trưởng khoa sọ mặt tạo hình của Bệnh viện Nhi Trung Ương:

U máu là khối u bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em. Đó là loại u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu, thường xuất hiện lúc mới sinh và có đặc tính phát triển nhanh ở trẻ nhũ nhi.

Ngược lại u dị dạng mạch máu cũng xuất hiện lúc mới sinh nhưng phát triển chậm hơn và tồn tại tới tuổi trưởng thành. U máu thường nổi lên như nốt ruồi son, lớn dần theo cơ thể sau phát triển thành mảng hồng đậm màu hoặc gồ lên thành mảng.

U máu ở trẻ sơ sinh 4
U máu ở trẻ sơ sinh có nhiều mức độ và hình thức khác nhau

U mạch máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể như: Da, đầu, mặt, cổ, mắt, chân, tay, nội tạng (gan, thận)… vì thế bệnh nhân có thể đến khám ở các chuyên khoa khác nhau như da liễu, răng hàm mặt, tai mũi họng, ngoại khoa… Nhưng tỉ lệ u mạch máu ở vùng đầu, mặt, cổ chiếm cao nhất, trên 60%.

Dấu hiệu nhận biết u máu

U máu là loại bệnh trẻ em thường gặp ở da nên dấu hiệu nhận biết rất đơn giản. Bệnh biểu hiện ở 3 cấp độ:

  • Cấp độ thứ nhất. Đây là dạng nhẹ với dấu hiệu là những thay đổi màu sắc mà thường là đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Ở giai đoạn này chúng ít khi tạo thành u, cục hay khối. Đa phần chúng bằng phẳng như một cái bớt.
  • Cấp độ thứ hai. Ở dạng trung bình này, u máu phát triển thành một khối u thực sự, chúng gồ lên, nổi lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng. Tất nhiên, chúng vẫn mang màu sắc như cũ. Đó là màu của máu trong khối u.
  • Cấp độ thứ ba. Giống dạng trung bình nhưng biểu hiện kèm theo khi khối u vỡ ra hay biến chứng. Thường là sự chảy máu nếu như khối u ngoài da, vỡ ra, loét nếu như khối u ở sâu trong phần mềm.

Ngoài ra, còn căn cứ vào những dấu hiệu đặc thù tại từng bộ phận mà khối u máu to lên, chèn ép vào tạng và cơ quan chủ đích.

U máu ở trẻ sơ sinh 2
Loại u này có biểu hiện khá rõ rệt nên mẹ cần quan sát cẩn thận để xử lý kịp thời

Trẻ sơ sinh bị u máu có nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu. Nhìn chung đây là một loại bướu lành tính, nghĩa là không di căn, không tái phát (nếu điều trị đúng) và nhất là không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tùy theo từng loại u máu cũng như mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên điều trị hay không. Phần lớn u máu ở trẻ nhỏ thoái triển dần theo thời gian, đến khoảng 8 – 9 tuổi u máu sẽ thoái triển thành các tổ chức xơ mỡ.

Tuy nhiên, với trường hợp u máu phát triển nhanh, khối u đe dọa đến sức khỏe, chức năng hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ nặng thì cần được điều trị.

Lời khuyên chung cho trẻ em bị u máu là điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm thì diện tích u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ giúp điều trị mang lại kết quả thành công cao.

Các phương pháp điều trị u máu ở trẻ sơ sinh

Như trên đã nói, u máu đa phần lành tính và không cần điều trị đặc biệt, tự khắc chúng sẽ teo và biến mất. Nhưng cũng có những loại u máu không nhỏ đi mà tồn tại như một khối u thực sự. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và thẩm mỹ của bé. Điều trị lúc này thực sự hữu ích.

Trong giai đoạn đầu, u máu sẽ nhỏ lại một cách đáng kể với các thuốc điều trị như corticoid (có dạng uống, dạng bôi và dạng tiêm trực tiếp vào khối u), hóa chất chống ung thư, thuốc chẹn beta.

U máu ở trẻ sơ sinh 3
Biện pháp chữa trị u máu khá đơn giản nên bố mẹ không cần quá lo lắng

Khi việc dùng thuốc không có kết quả hoặc không thuyên giảm như kỳ vọng thì phẫu thuật được xem là một biện pháp triệt để. Có hai phương pháp cơ bản là phẫu thuật bằng laser và cắt bỏ.

Áp dụng theo phương pháp nào là tùy vào chiến lược điều trị của từng người và tùy vào vị trí xuất hiện khối u máu ở trẻ sơ sinh. Thường thì laser ưu tiên sử dụng ở những trường hợp u máu trên bề mặt và những vị trí thẩm mỹ nhạy cảm như mắt, môi, mũi, tai, mặt.

Nói chung, các can thiệp trong những trường hợp này thường không quá phức tạp. Rất ít khi u máu nội tạng phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

Tất cả các phương pháp điều trị đều tiềm ẩn các nguy cơ, đặc biệt cho những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên việc điều trị cần được cân nhắc thận trọng.

Một khi được chỉ định, việc điều trị các u máu ở trẻ sơ sinh cũng thường mang tính chất giải quyết hợp lý các vấn đề về sức khỏe, chức năng, thẩm mỹ cho trẻ nhưng cũng phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại khi điều trị.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x