Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 16/05/2022

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh: Cách điều trị và phòng ngừa cho bé

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh: Cách điều trị và phòng ngừa cho bé
Sở y tế Nam Định cho biết, cơ thể của trẻ sơ sinh chứa đến 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Tỷ lệ này luôn phải được duy trì nhằm đảm bảo đường ruột của bé luôn được cân bằng ổn định, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả, bao gồm cả quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các thành phần độc hại, kìm hãm và vô hiệu hóa vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Nhưng một khi tỷ lệ của hai loại vi khuẩn này mất cân bằng trong đường tiêu hóa, nó có thể dẫn đến chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa. Khi tình trạng diễn ra lâu ngày; trẻ sơ sinh có thể bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ. Để phòng ngừa chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh; các mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp; pha sữa bột đúng hướng dẫn sử dụng; và tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh.

1. Nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh thường do các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của bé:

  • Lạm dụng kháng sinh: Cho trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi… vô tình khiến cho các vi khuẩn có lợi chết đi; ảnh hưởng đến cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh miễn dịch, viêm nhiễm. Ví dụ như viêm ruột, hen suyễn, dị ứng, tiểu đường tuýp 1 và 2, béo phì.
  • Ăn dặm quá sớm: Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) hoặc chế độ ăn chưa hợp lý sẽ tạo điều gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Vì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa có đủ men tiêu hóa các thức ăn ngoài sữa mẹ; dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tổn thương đường ruột non nớt của bé.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Điều này làm cho vi khuẩn phát triển mất cân bằng trong miệng bé. Tỷ lệ vi khuẩn có hại chiếm phần nhiều hơn vi khuẩn có lợi.
  • Thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết thất thường cũng là nguyên nhân gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh do đề kháng còn yếu.
  • Pha sữa không đúng cách: Sữa công thức pha xong không bảo quản kỹ và để trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng vi khuẩn có hại trong sữa.
  • Một số yếu tố khác: Các tác nhân như trẻ bị suy dinh dưỡng; nhiễm trùng đường ruột; thiếu men tiêu hoá di truyền cũng gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh từ sớm.

2. Dấu hiệu bé bị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh cụ thể là:

  • Mức độ nhẹ: đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể có lẫn chất nhầy; ít máu kèm theo mót rặn; đôi lúc bé cảm giác đầy bụng và có thể có sốt nhẹ.
  • Mức độ nặng: tiêu chảy kéo dài hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến rối loạn điện giải, mất nước trầm trọng, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng.
  • Triệu chứng dai dẳng, kéo dài: nếu bị loạn khuẩn kéo dài, trẻ sơ sinh có thể chậm phát triển thể chất, suy dinh dưỡng, còi xương, gầy yếu, giảm miễn dịch.

Trẻ sơ sinh bị loạn khuẩn vừa có nguy hiểm không? Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu trẻ sơ sinh đã được can thiệp điều trị và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp; triệu chứng loạn khuẩn của bé sẽ không trầm trọng thêm theo thời gian. Dù trẻ sơ sinh bị triệu chứng nhẹ hay nặng; tốt nhất mẹ vẫn đưa bé đi thăm khám bác sĩ nhi khoa để được can thiệp kịp thời.

Để ngăn chặn những triệu chứng trên xảy ra với con, các mẹ nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh bên dưới.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ : Cha mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe con!

3. Phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

phòng ngừa ruột bị loạn khuẩn cho bé

Chế độ ăn uống là yếu tố liên quan mật thiết nhất tới hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ. Vì vậy để phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh; cha mẹ cần thực hiện các phương pháp như sau.

3.1 Bé bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì?

  • Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh; bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; và chỉ cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Khi trẻ được 6 tháng tuổi, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý. Mỗi bữa ăn phải đủ 4 nhóm chất (bột đường, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng). Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo nguyên liệu tươi sạch, đun chín kỹ và hợp vệ sinh.
  • Khi pha sữa bột cho trẻ, cha mẹ cần chú ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên vỏ bao bì, không cho trẻ uống sữa đã pha để quá một giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, bình dùng để pha sữa; núm vú giả cần được rửa, tiệt trùng sạch trước và sau khi sử dụng.

3.2 Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Một số thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị loạn khuẩn đường ruột. Ví dụ như rifaximin, metronidazole, amoxicillin với acid clavulanic, clindamycin, ciprofloxacin và trimethoprim với sulfamethoxazole.

Theo một số tác giả, rifaximin có thể là một kháng sinh được lựa chọn tốt; vì nó được hấp thu nhẹ qua đường tiêu hóa, có tương đối ít tác dụng phụ, và so với các kháng sinh khác hiếm khi có hiện tượng kháng thuốc.

Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ. Bất kể loại thuốc nào được kê đơn cho trẻ sơ sinh đều cần được sự tham vấn của các y bác sĩ mẹ nhé.

3.3 Kết hợp giữa probiotics và prebiotics

Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự kết hợp của prebiotics và probiotics có thể có lợi cho những người bị loạn khuẩn đường ruột.

Nghiên cứu chứng minh rằng prebiotics và probiotics ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột; sản xuất các chất kháng khuẩn tự nhiên; ức chế sự di chuyển của vi khuẩn, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm và tăng nhu động ruột.

Tuy chưa có các bằng chứng chính xác; việc điều trị bằng prebiotic và probiotic đối với loạn khuẩn đường ruột có thể hiệu quả nhất; khi được sử dụng sau một đợt kháng sinh đầu tiên. Mặc dù các nghiên cứu về prebiotic và probiotic điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh còn hạn chế; nhưng bằng chứng hiện có rất đáng khích lệ và cung cấp cơ sở đáng kể cho các nghiên cứu sâu hơn.

3.4 Các biện pháp phòng ngừa khác

  • Cần tập cho trẻ có thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi vào miệng.
  • Khi trẻ có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa; cha mẹ cần cho trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; không tự ý cho trẻ dùng thuốc vì có thể làm bệnh nặng lên; gây nhiều khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị.

Qua bài viết, hy vọng mẹ đã hiển hơn về tình trạng nhiễm khuẩn ở đường ruột của trẻ sơ sinh; đồng thời, biết các phương pháp chăm sóc và phòng ngừa cho bé phù hợp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Development of the gut microbiota and dysbiosis in children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7817514/
Truy cập ngày: 12/5/2022

2. Pediatrics: Preventing Neonatal Dysbiosis
https://www.hopkinsmedicine.org/news/publications/hopkins_medicine_magazine/medical_rounds/winter-2019/pediatrics-preventing-neonatal-dysbiosis
Truy cập ngày: 12/5/2022

3. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/loan-khuan-duong-ruot-o-tre-em-nguyen-nhan-va-cach-phong-753
Truy cập ngày: 12/5/2022

4. Human Milk Oligosaccharides and Immune System Development
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6116142/
Truy cập ngày: 12/5/2022

5. Unhealthy Lifestyle and Gut Dysbiosis: A Better Understanding of the Effects of Poor Diet and Nicotine on the Intestinal Microbiome
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fendo.2021.667066/full
Truy cập ngày: 12/5/2022

6. Small Bowel Bacterial Overgrowth (SIBO)
https://www.chop.edu/conditions-diseases/small-bowel-bacterial-overgrowth-sibo
Truy cập ngày: 12/5/2022

7. Small intestinal bacterial overgrowth syndrome in children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4411403/
Truy cập ngày: 12/5/2022

x