Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/12/2022

Hướng dẫn cách tắm nước gừng cho bé trị được bách bệnh

Hướng dẫn cách tắm nước gừng cho bé trị được bách bệnh
Gừng là một vị thuốc có tác dụng chữa được một số bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy hay cảm lạnh, làm giãn mạch, tăng tiết mồ hôi, nhức đầu, ho... Chính vì thế không ít phụ huynh thắc mắc liệu tắm gừng cho bé có tốt không?

Hôm nay hãy để MarryBaby giả đáp thắc mắc cho cha mẹ về vấn đề Trẻ sơ sinh tắm nước gừng được không; tắm nước gừng cho bé có tác dụng gì và cách nấu nước gừng tắm cho bé nhe!

1. Tắm nước gừng cho bé có tác dụng gì?

Trẻ sơ sinh tắm nước gừng được không?

Nước gừng được xem là an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi. Chính vì thế mẹ có thể tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi.

Vậy tắm nước gừng có tốt không? Câu trả lời là . Tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh giúp giảm đáng kể mụn, rôm sảy, mẩn ngứa, dị ứng, trẻ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon giấc hơn. Tắm nước gừng cho trẻ còn giúp lưu thông máu hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, gừng có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, lưu thông khí huyết v

Ngoài tác dụng giảm mụn, rôm sảy, mẩn ngứa và ngủ ngon, tắm nước gừng còn giúp:

  • Làm ấm cơ thể bé: Khi tắm với nước gừng ấm có tính phát biểu, tán hàn, ôn trung, cơ thể trẻ sẽ được điều hòa, làm ấm. Ngoài ra, trong lúc tắm, hơi nước gừng bốc lên, khi trẻ hít vào sẽ làm lưu thông hốc mũi, tăng sức đề kháng.
  • Lưu thông máu, giải độc: Tắm nước gừng cho bé giúp cơ thể thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích toát mồ hôi khiến độc tố nhanh đào thải ra qua da để bệnh nhanh khỏi hơn và cải thiện sức khỏe.
  • Trị cảm lạnh cho bé: Sau khi sinh, sức đề kháng của bé còn yếu, thường xuyên bị cảm. Để hạn chế việc dùng thuốc tây thì phụ huynh có thể sử dụng nước gừng tắm và ngâm chân cho bé để hỗ trợ trị cảm lạnh.
  • cách tắm nước gừng cho bé

    >> Mẹ có thể tham khảo: Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

    2. Cách nấu nước gừng tắm cho bé tại nhà

    2.1 Cách tắm nước gừng cho bé mới bị cảm và ho nhẹ

    • Mẹ chuẩn bị 2-3 nhánh gừng nhỏ, rửa sạch, giã nhuyễn.
    • Cho vào nồi đun sôi với 200 ml nước.
    • Lấy nước này pha với nước thường cho bé tắm.
    • Mẹ tắm nhanh cho bé, khoảng từ 3-5 phút, không tắm quá lâu tránh bị nhiễm lạnh trở nặng hơn.

    2.2 Cách tắm nước gừng cho bé bị cảm và ho một thời gian

    • Cho vài lát gừng tươi và sả vào nước, đun sôi.
    • Hòa nước gừng tươi đã đun sôi vào nước mát sao cho ấm vừa đủ, khoảng 37-38ºC; tránh quá nóng hoặc nguội đi sẽ ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ.
    • Chọn một nơi kín gió để tắm cho trẻ.
    • Tắm nhanh cho trẻ từng phần rồi lau khô cơ thể sau khi tắm để tránh nhiễm lạnh.

    2.3 Cách tắm nước gừng cho bé bị cảm và ho lâu ngày

    • Chuẩn bị 5 cùng gừng, rửa sạch, giã nát.
    • Đem trộn với 100ml rượu trắng, rồi cho thêm 500 ml nước đun sôi.
    • Pha hỗn hợp trên với nước nguội cho bé tắm ngâm mình.
    • Ngâm khoảng 3 phút sau đó rửa sạch cơ thể nhanh chóng, tránh bị nhiễm lạnh.

    3. 6 lưu ý khi tắm nước gừng cho bé

    tắm nước gừng có tác dụng gì
    Trẻ bị bệnh cần tuân thủ nguyên tắc tắm nhanh và tắm nơi kín gió
    • Không kéo dài thời gian tắm: Thời gian tắm cho bé lý tưởng nhất là từ 5-10 phút, đủ để lỗ chân lông trẻ giãn nở, nếu phụ huynh kéo dài hơn dễ làm trẻ bị nhiễm nước, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
    • Sử dụng lượng gừng vừa đủ: Làn da của bé, đặc biệt là bé sơ sinh, rất nhạy cảm. Do đó phụ huynh đừng quá tham sử dụng nhiều gừng để tránh làm nóng rát da bé, gây khó chịu, dị ứng đến làn da bé.
    • Uống nước trước khi tắm: Đối với trẻ lớn, khi bị cảm, sốt, cơ thể sẽ mất nước ít nhiều, phụ huynh nên cho bé uống một cốc nước ấm hoặc nước ấm có bỏ 1 lát gừng trước khi tắm cho bé. Thức uống này giúp cơ thể bé điều hòa, cân bằng, kích thích hệ tiêu hóa, bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
    • Ngâm chân cho trẻ bằng nước gừng: Nếu tình trạng bệnh của bé không thể tắm được, bố mẹ cũng có thể cho bé ngâm chân bằng nước gừng ấm trong khoảng 20 phút cũng có tác dụng chữa cảm lạnh, tăng tuần hoàn máu, giải độc cho trẻ.
    • Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ: Một số trường hợp bé mắc bệnh và phụ huynh không chắc chắn về bệnh tình của bé thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm nước gừng cho bé để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
    • Duy trì tắm nước gừng cho trẻ vào mùa lạnh: Mùa lạnh là mùa bé dễ mắc bệnh, giảm nhiệt cơ thể, do đó, bố mẹ cần duy trì tắm gừng cho bé 2 lần/tuần để tăng sức đề kháng, giữ ấm cho cơ thể bé hơn.

    >> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

    Theo các chuyên gia y tế, để cơ thể con thực sự khỏe mạnh và tránh bị bệnh vặt, mẹ cần cho con bú trong suốt 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ được xem là kháng thể tốt nhất cho bé. Ngoài ra, không nên kiêng khem tắm cho bé khi bé bị bệnh vì khi tắm sẽ giúp các lỗ chân lông thông thoáng, thúc đẩy bài tiết độc tố ra ngoài, đồng thời tạo sự thoải mái, tránh bí bách và các bệnh ngoài da cho bé.

    Tắm nước gừng cho bé để giải cảm, giữ ấm cơ thể là liệu pháp thiên nhiên đã được nhiều phụ huynh áp dụng từ xưa đến nay. Tuân thủ đúng nguyên tắc khi tắm cho bé để tránh được việc phản tác dụng, gây hại lên bé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. The Amazing and Mighty Ginger
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92775/
    Truy cập ngày: 21/12/2022

    2. Baby Ginger
    https://www.capecod.gov/wp-content/uploads/2022/03/Baby-Ginger-2.pdf
    Truy cập ngày: 21/12/2022

    3. Ginger
    https://mothertobaby.org/fact-sheets/ginger-pregnancy/
    Truy cập ngày: 21/12/2022

    4. Common cold in babies
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold-in-babies/diagnosis-treatment/drc-20351657
    Truy cập ngày: 21/12/2022

    5. Colds, coughs and ear infections in children
    https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/colds-coughs-and-ear-infections-in-children/
    Truy cập ngày: 21/12/2022

    x