Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
– Trộn sữa hoặc sữa bột vào 1 cái bát hay cái cốc riêng. Bạn nên cẩn thận khi pha sữa bột vào bình sữa vì lúc này, các bọt khí sẽ dễ dàng hình thành. Khuấy nhẹ sữa trong lúc pha để tránh bong bong khí.
– Tránh rót sữa quá cao so với bình sữa. Thay vào đó, mẹ có thể đặt bát hoặc cốc càng gần mép chai càng tốt và từ từ đổ sữa vào chai. Nếu đổ sữa vào bình quá cao, sữa sẽ rơi xuống đáy bình và dễ hình thành bọt khí. Đổ sữa từ từ giúp chắc chắn việc không hình thành bọt khí khi pha sữa.
– Tránh lắc chai. Nếu pha sữa công thức, mẹ nên khuấy sữa chứ không phải lắc chai. Việc lắc mạnh chai có thể khiến bong bong khí xuất hiện. Khuấy sữa bằng đũa gỗ hoặc bằng dao giúp sữa hòa tan tốt hơn.
– Để bình sữa một lúc trước khi cho bé bú. Mẹ nên pha sữa trước 5-10 phút thời gian cho bé bú sữa. Để bình sữa đứng lúc pha sữa giúp tăng thời gian phân hủy và tan các bọt khí. Ngoài ra, chuẩn bị sữa cho bé trước thời gian cho bé bú để tránh việc vội vã khi pha sữa. Khi vội, mẹ có khả năng khuấy sữa nhanh hơn, điều này dẫn đến hình thành các bong bóng.
– Thử nhỏ từng giọt nước để giảm lượng bọt khí trong quá trình pha sữa. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi về những sản phẩm nên sử dụng cho bé và thêm bao nhiêu giọt khi pha sữa. Ngoài ra, việc đọc các hướng dẫn đi kèm với những giọt là thật sự cần thiết.
– Dùng bình sữa có dung tích đủ cho một lần sử dụng. Nếu đổ sữa đầy bình, sẽ có ít không gian cho bọt khí hình thành.
– Giữ cho đầu của bé được nâng lên cao. Giữ bé ở tư thế nằm ngửa, đầu hơi cao. Tư thế này giúp bé nuốt và thở, trong khi trọng lực giúp mang sữa hoặc thức ăn xuống dạ dày của bé.
– Đặt bình sữa một cách chính xác. Giữ bình sữa nằm ngang, song song với sàn nhà. Nghiêng chai khi bạn cho bé uống để sữa lấp đầy toàn bộ núm vú, và không có chỗ cho không khí. Tư thế cho bé bú bình đúng cách là bình sữa và bé tạo thành một góc 45 độ. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy thuộc lượng sữa trong chai.
– Kiểm tra sữa chảy có tốt hay không. Nếu sữa chảy liên tục, bé của bạn ít có khả năng nuốt không khí. Một số cách kiểm tra lượng sữa chảy:
– Kiểm tra chắc chắn các vòng ở cổ chai được đóng đúng cách. Vòng ở cổ chai cho phép không khí lưu thông không khí vào chai, khiến bé dễ dàng bú được sữa hoặc sữa bột. Nếu bé khó bú được sữa nhưng núm vú vẫn sử dụng. Mẹ nên kiểm tra xem vòng ở cổ bình sữa đã được vặn đúng hay chưa. Vòng ở cổ chai nên được nới lỏng một chút để bé dễ dàng hút ra sữa.
Khi thấy một bong bóng lớn hình thành mỗi khi bé bú sữa, lúc đó vòng ở cỗ chai đã được vặn chặt đúng cách . Nếu vặn chưa chặt hay chưa đúng cách, bạn sẽ thấy một loạt bong bóng khí xuất hiện ngay khi bé ngừng cố gắng bú sữa.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bú bình có nhiều bọt khí như loại sữa mẹ chọn dễ làm nổi bọt khi bé bú. Hoặc cũng có thể là do bé bú bình có tiếng kêu, mút mạnh và liên tục nên sinh bọt khí. Bình có nhiều bọt khí sẽ làm cho bé bú rất nặng và không mút được.
Vì thế, để cho bé bú đúng cách, bạn hãy lựa chọn bình sữa theo những tham khảo dưới đây:
– Thử sử dụng bình sữa có van một chiều. Bạn hãy sử dụng bình sữa có van một chiều ở đầu để có đủ lượng không khí vào chai giúp em bé bú dễ dàng mà không làm xuất hiện nhiều bong bóng khí. Mỗi lần bé bú nửa cử, bạn xoay bình hoặc lấy tay kéo mép bé ra 1 chút cũng để không khí vào được bình.
– Thử chai có ống hút như lỗ thông hơi. Trong trường hợp này, ống hút không thực sự dùng để uống. Thay vào đó, ống hút hoạt động như một lỗ thông hơi, điều này giúp bé bú sữa dễ dàng mà không nuốt phải bất cứ bong bóng khí nào.
– Chọn bình sữa chống sặc: Bình chống sặc giúp bé hạn chế tình trạng sặc sữa, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân bé lười bú bình có thể là do ba mẹ chưa cho bé bú bình đúng cách hoặc cũng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như do bé chưa đói, chưa quen, núm ti quá cứng, hoặc sữa bị nổi nhiều bọt làm khó mút.
Làm sao để bé chịu bú bình? Bạn hãy thử những cách sau:
Nếu không cho bé bú bình đúng cách, con yêu có thể bị đầy hơi, sặc sữa, chướng bụng. Bên cạnh để ý tư thế cho bé bú bình, mẹ cũng nên biết cách chọn bình cũng như núm ti tốt để bảo vệ an toàn cho bé nhé.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.