Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không? Trẻ chảy dãi nhiều là hiện tượng nước bọt trong miệng được sản xuất dư thừa; cộng thêm với việc khoang miệng không ngăn được dòng chảy khiến nước bọt trào ra một cách ngẫu nhiên.
Hiện tượng này cũng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu bạn thấy bé hay chảy dãi thì đó có thể là do cấu tạo cơ quan miệng của con chưa phát triển hoàn thiện hoặc tuyến nước bọt tăng tiết dẫn đến điều này.
Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng; bởi lẽ tình trạng này chính là một phần trong quá trình phát triển của các bé thôi!
Thông thường, trẻ hay chảy dãi trong hai năm đầu đời. Khi bé không kiểm soát hoàn toàn việc nuốt thì dễ bị nhỏ dãi; thậm chí ngay cả lúc đang ngủ.
Theo các chuyên gia về sức khỏe trẻ em; tình trạng này sẽ kéo dài liên tục cho đến thời điểm bé được 18 đến 24 tháng tuổi và khá phổ biến trong thời kỳ mọc răng. Do đó, mẹ nên cho bé đeo yếm nhằm ngăn ngừa tình trạng nước dãi chảy ra làm ướt áo; và luôn chuẩn bị sẵn quần áo dự phòng để thay cho bé.
Trường hợp sau 2 tuổi mà con vẫn tiếp tục bị chảy dãi thì lúc này đã không còn là chuyện đơn giản. Mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng khắc phục.
Bởi lẽ, hiện tượng này cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Chảy dãi kết hợp cùng với biểu hiện thổi bong bóng nước bọt cũng là dấu mốc quan trọng của sự phát triển thể chất ở các bé cưng. Trường hợp bắt gặp bé chảy nước bọt sau khi ngửi sữa hoặc thức ăn; mẹ nên biết rằng khứu giác của bé đang phát triển đấy!
Hơn nữa, nước bọt chứa các enzyme rất hữu ích giúp trẻ tiêu hóa các loại thức ăn bán rắn cho các bé ở giai đoạn 4 tháng đến 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, nước bọt trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ phát triển niêm mạc ruột; đồng thời bảo vệ niêm mạch này khỏi những kích thích. Thêm nữa, nước bọt cũng giúp liên kết thức ăn lại với nhau và nhờ vào tính trơn sẽ tạo điều kiện tốt để trẻ nuốt thức ăn dễ dàng.
Bất kỳ điều kiện nào dưới đây đều cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy dãi nhiều.
Sau đây là một số nguyên nhân không phải do bệnh lý khiến trẻ chảy dãi. Với những nguyên nhân này; cha mẹ hoàn toàn có thể xử lý ngay tại nhà:
Mẹ nào thắc mắc “trẻ hay chảy dãi nhiều có sao không” thì cần biết những tình trạng bệnh lý gây ra việc chảy nước miếng nhiều ở trẻ.
Việc tăng tiết nước bọt ở trẻ là điều hết sức bình thường và thậm chí còn hỗ trợ cho sự phát triển của các bé. Ở một đứa trẻ, mức độ chảy nước dãi có thể biểu hiện từ nhẹ đến quá mức trong các giai đoạn khác nhau của chúng.
Trẻ từ 1 − 3 tháng tuổi: Khi trẻ ở lứa tuổi từ 1 đến 2 tháng; bé hầu như không chảy dãi. Người ta lý giải việc chảy nước dãi rất hiếm xảy ra tại thời điểm này; vì bé luôn được đặt trong tư thế nằm ngửa. Từ tháng thứ 2, tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động. Miệng trẻ sẽ tiết nhiều nước bọt; nhưng trẻ chưa biết kiểm soát nên có thể gây chảy nước bọt trong giai đoạn này. Đó là giải thích vì sao trẻ 3 tháng tuổi hay chảy nước miếng.
Giai đoạn 6 tháng tuổi: Vào lúc này, việc tiết nước bọt ở trẻ đã được kiểm soát nhiều hơn một chút. Tuy nhiên, bé vẫn có thể chảy dãi khi bắt đầu bập bẹ tập nói; hoặc những lúc cho đồ chơi vào miệng. Nhiều trẻ bắt đầu mọc răng vào giai đoạn này nên cũng có thể là nguyên nhân khiến bé hay chảy dãi.
Trẻ 9 tháng tuổi: Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết trườn và bò. Con có thể tiếp tục chảy dãi khi quá trình mọc răng vẫn diễn ra.
Trẻ được 15 tháng tuổi: Đến 15 tháng tuổi, hầu hết các bé bắt đầu biết đi và chạy; nhưng chúng có thể không chảy nước dãi khi đang đi hoặc chạy. Tuy nhiên, khi chúng bắt đầu hứng thú với một hoạt động nào đó mà đòi hỏi sự tập trung, lúc này bé sẽ có thể bị chảy nước dãi.
Trẻ 18 tháng tuổi: Trẻ sẽ không tiết nước bọt nhiều khi đang sinh hoạt bình thường hoặc trong quá trình tham gia vào các hoạt động đòi hỏi các kỹ năng vận động linh hoạt. Thế nhưng, mẹ có thể thấy trẻ chảy dãi nhiều trong khi được cho ăn.
Trẻ 24 tháng: Vào thời điểm này, hiện tượng nhỏ dãi giảm đi rất nhiều hoặc thậm chí là không còn thấy ở trẻ.
Dù rằng, hiện tượng bé bị chảy dãi nhiều khá phổ biến; và là một trong những dấu mốc quan trọng của sự phát triển ở các bé. Tuy vậy, nếu trẻ hơn 2 tuổi mà vẫn còn xuất hiện tình trạng này thì mẹ không nên xem nhẹ.
Điều cần làm là nên đưa trẻ đi kiểm tra ngay; xử lý chậm trễ thì việc này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của con trẻ sau này. Các bác sĩ có thể kiểm tra dựa trên các dấu hiệu sau để đưa ra kết luận:
Trẻ chảy nước dãi nhiều có sao không? Nếu trẻ sơ sinh hay chảy nước miếng nhiều mà không có liên quan đến bệnh lý; cha mẹ có thể giúp bé hạn chế tiết nước bọt bằng các biện pháp sau đây:
Tiết nước bọt là cách tự nhiên giúp trẻ làm ẩm và làm mềm thức ăn đặc, đồng thời để bé có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Mặc dù điều này đáp ứng nhiều chức năng sinh lý quan trọng cho trẻ; nhưng mẹ cần theo dõi chặt chẽ nếu tình trạng chảy nước dãi tăng lên và không có dấu hiệu giảm sau 2 tuổi nhé! Hy vọng với bài viết, mẹ đã biết có sao không khi trẻ chảy nước dãi nhiều; và cách chăm sóc khi bé chảy nước miếng.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Drooling and Your Baby
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Drooling-and-Your-Baby.aspx
Ngày truy cập: 22.6.2021
2. Drooling In Babies: Causes, Treatment And When To See A Doctor
https://www.momjunction.com/articles/home-remedies-to-cure-excessive-drooling-in-toddlers_00351062/
Ngày truy cập: 22.6.2021
3. Excessive Salivation (Drooling) In Kids: Causes, Treatment, And Risks
https://www.momjunction.com/articles/excessive-drooling-in-children_00361080/
Ngày truy cập: 22.6.2021
4. Why Do Babies Drool? Facts About Baby Saliva
https://sleepbaby.org/why-do-babies-drool/
Ngày truy cập: 22.6.2021
5. Drooling in Babies
https://parenting.firstcry.com/articles/baby-drooling-causes-and-treatments/
Ngày truy cập: 22.6.2021