Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 15/03/2023

Phân biệt trẻ bị sốt mọc răng và sốt bệnh như thế nào?

Phân biệt trẻ bị sốt mọc răng và sốt bệnh như thế nào?
Sốt mọc răng là triệu chứng thường gặp ở các bé trong độ tuổi mọc răng. Tuy nhiên dấu hiệu của nó dễ làm mẹ nhầm lẫn với sốt do bệnh.

Trẻ bị sốt do mọc răng thường lành tính. Nếu trẻ sốt quá cao, biếng ăn, kèm theo tiêu chảy thì đó có thể là biểu hiện của các căn bệnh nguy hiểm khác. Các mẹ cần nắm rõ sự khác nhau này để chăm sóc bé đúng cách, tránh biến chứng đáng tiếc.

1. Khi nào trẻ mọc răng? Lịch mọc răng của bé

tre-bi-sot-moc-rang

Để tránh nhầm lẫn biểu hiện trẻ bị sốt mọc răng với các căn bệnh khác, mẹ nên tìm hiểu kỹ về lịch mọc răng của bé. Thông thường từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 bé sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Theo đó:

  • 6-10 tháng: Bé có thể mọc 2 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
  • 8-12 tháng: Bé 2 chiếc răng cửa trên.
  • 9- 13 tháng: Bé mọc tiếp 2 chiếc răng cửa số 2 phía trên.
  • 10-16 tháng: Thứ tự tiếp theo là 2 chiếc răng cửa số 2 hàm dưới.
  • 13-19 tháng: Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện.
  • 14-18 tháng: Bé mọc thêm 2 răng hàm dưới.
  • 16-22 tháng: Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
  • 17-23 tháng: Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện tiếp theo.
  • 23-31 tháng: Hai răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc.
  • 25-33 tháng: Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc.

Như vậy, khi bé 3 tuổi, trẻ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Tuy nhiên, tùy vào yếu tố thể chất mà thời gian mọc răng của các bé sẽ sớm hơn hoặc muộn hơn. Cá biệt có bé đến tận 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Thứ tự mọc răng của bé chuẩn 100% bố mẹ cần nhớ!

2. Dấu hiệu và biểu hiện khi trẻ bị sốt do mọc răng

trẻ bị sốt mọc răng 3
Bé hay gặm và nhai nhiều thứ là biểu hiện của bé bị sốt do mọc răng

Trẻ bị sốt do mọc răng thường có các biểu hiện và dấu hiệu như:

  • Dễ nổi cáu.
  • Sốt nhẹ dưới 38°C.
  • Phát ban hoặc sưng mặt.
  • Hay gặm và nhai nhiều thứ.
  • Nướu sưng và đỏ ở chỗ răng mọc.
  • Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
  • Biếng ăn, quấy khóc, ngủ ít và khó chịu trong người.

Một câu hỏi cũng được nhiều mẹ thắc mắc liên quan đến dấu hiệu biểu hiện khi trẻ bị sốt do mọc răng là các dấu hiệu mấy ngày thì hết? Các dấu hiệu trên chỉ kéo dài trong khoảng từ 2 -3 ngày. Nếu như trẻ sốt mọc răng hàm thì thời gian sẽ kéo dài hơn từ 5 – 7 ngày.

3. Phân biệt sốt mọc răng ở trẻ và sốt do bệnh

trẻ sốt
Khác với trẻ bị sốt bệnh, nhiệt độ trẻ bị sốt do mọc răng thường thấp hơn (dưới 38°C)

Khác với trẻ bị sốt do mọc răng, trẻ bị sốt bệnh sẽ có các dấu hiệu như:

  • Hắt hơi hoặc ho.
  • Bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau đầu hoặc đau nhức toàn thân.
  • Da dẻ nhọt nhạt, trông thiếu sức sống.
  • Thêm vào đó, trẻ bị sốt do mọc răng thường sốt ở nhiệt độ vô cùng thấp (thường thấp hơn 38°C). Trong khi đó, sốt bệnh đa số nhiệt độ của bé đều trên 38°C. Vì vậy, nếu thấy trẻ nóng ở nhiệt độ cao kèm theo các triệu chứng trên thì là do trẻ đang sốt bệnh; không phải sốt mọc răng. Lúc này, cha mẹ nên biết cách chăm sóc bé đúng cách và đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng không đỡ hơn.

    4. Mẹ nên chăm sóc như thế nào khi trẻ bị sốt mọc răng?

    trẻ bị sốt do mọc răng
    Xay nhuyễn thức ăn cho trẻ mọc răng dễ ăn hơn

    Dù trẻ sốt mọc răng là bình thương và không nguy hiểm nhưng mẹ cũng nên biết cách chăm sóc bé:

  • Cho bé mặc quần áo mát mẻ cho bé, lau người cho bé bằng nước ấm để hạ sốt.
  • Bổ sung thêm nước bằng cách cho bé bú và uống nước nhiều hơn với bé nhỏ.
  • Chuẩn bị núm ti hoặc các vật dụng mềm, to vừa phải để bé có thể nhai.
  • Massage lợi cho trẻ mọc răng mỗi ngày bằng cách dùng ngón tay hoặc gạc mềm chà nhẹ lên vùng lợi.
  • Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng gồm chất béo, đạm, đường, tinh bột và đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều canxi. Xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ thức ăn để bé dễ nuốt hơn.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin từ nước ép hoa quả, sinh tố. Lưu ý là mẹ nên cho bé ăn thực phẩm lạnh như sữa lạnh, sữa chua, trái cây lạnh… để kích thích sự ngon miệng.
  • Theo dõi nhiệt độ thường xuyên khi trẻ bị sốt mọc răng. Nếu bé sốt quá cao thì mẹ không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt mà phải đưa bé đến khám bác sĩ ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • >> Mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo cho bé ăn dặm đủ dinh dưỡng theo từng tháng tuổi

    Trẻ bị sốt do mọc răng thường có các biểu hiện như sốt, đau nướu, chảy nước dãi, hay gặm và nhai nhiều thứ. Khác với sốt do bệnh, nhiệt độ trẻ bị sốt do mọc răng thường thấp hơn (dưới 38°C). Mẹ nên phân biệt rõ 2 loại sốt này để có biện pháp chăm sóc bé đúng cách.

    Trẻ sơ sinh khóc dạ đề cũng có thể do trẻ mọc răng. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu khóc dạ đề là gì và cách chữa trị cha mẹ nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Teething
    https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/teething/
    Ngày truy cập: 15/03/2023

    2. Baby teething symptoms
    https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/teething/baby-teething-symptoms/
    Ngày truy cập: 15/03/2023

    3. Teething Or Sick: How To Tell In Your Baby
    https://www.franciscanhealth.org/community/blog/teething-or-sick-how-to-tell-in-your-baby
    Ngày truy cập: 15/03/2023

    4. Tiding over Teething
    https://www.healthhub.sg/live-healthy/1947/tiding-over-teething
    Ngày truy cập: 15/03/2023

    5. Teething: 4 to 7 Months
    https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Teething-4-to-7-Months.aspx
    Ngày truy cập: 15/03/2023

    x