Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Suốt những năm tháng đầu đời, các bé sẽ trải qua các cột mốc quan trọng khác nhau liên quan đến các phản xạ và kỹ năng vận động tinh và thô của mình. Khi nhìn thấy con lắc đầu thường xuyên, thoạt đầu mẹ sẽ có tâm lý lo ngại rằng liệu có gì đó không ổn xảy ra. Đôi lúc, mẹ tự hỏi có phải là quá sớm để trẻ học được điều đó hay không? Hơn nữa một số trường hợp trẻ ngủ hay lắc đầu lại có liên quan đến các chứng rối loạn thần kinh hoặc các vấn đề về phát triển. Vậy tại sao trẻ hay lắc đầu và khi nào thì bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện?
Trải qua năm đầu tiên các bé yêu đã có những cột mốc phát triển liên quan đến các kỹ năng phản xạ và vận động: từ nụ cười đầu tiên, lần đầu bé mút tay, lần đầu trẻ có thể nhấc được chân và cả những âm thanh bập bẹ đáng yêu nữa.
Rồi đến khi nhìn thấy trẻ lắc đầu thường xuyên, điều đó làm mẹ hơi lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, đến thời điểm bé tròn một tháng tuổi, bé đã có khả năng tự mình quay đầu một chút. Khi bé lớn lên thêm nữa thì các kỹ năng cũng sẽ tăng lên tương ứng, các cơ xung quanh cổ cũng phát triển để hỗ trợ động tác quay đầu.
Vậy nếu mẹ thắc mắc trẻ hay lắc đầu có làm sao không? Có phải bệnh lý hay không? Câu trả lời là KHÔNG nếu như hàng ngày bé vẫn thoải mái sinh hoạt và vui chơi bình thường, mẹ nhé!
>> Mẹ có thể xem thêm: Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu – Có nguy hiểm không?
Dưới đây là những lý do phổ biến mà trẻ hay lắc đầu, mẹ có thể tham khảo để yên tâm hơn.
Hầu hết trẻ sơ sinh có động tác hay lắc đầu như là một phần của việc kiểm soát cơ thể. Các cơ của bé đang phát triển và con muốn khám phá để hiểu thêm về cơ thể mình bằng việc bắt chước hành động của mọi người. Vì thế, mẹ đừng quá băn khoăn nếu nhìn thấy con yêu của mình đang cố gắng lắc đầu, chỉ là bé đang học và kiểm tra xem cơ thể mình hoạt động thế nào thôi.
Trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu có sao không? Hiện tượng trẻ ngủ hay lắc đầu là cách mà bé tự ru ngủ khi con cảm thấy mệt mỏi. Hành động này như một cơ chế gây chóng mặt, buồn ngủ và khiến chúng ngủ dễ hơn.
Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay lắc đầu liên tục thì mẹ không cần lo lắng nhiều, đó chỉ là mẹo riêng giúp con đi nhanh vào giấc ngủ hơn mà thôi.
>> Mẹ có thể xem thêm: Tổng hợp mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon bạn biết chưa?
Em bé có thể sử dụng hành động lắc đầu như một phương thức giao tiếp không lời. Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể lắc đầu cùng với việc phát ra âm thanh, cử chỉ thích thú để thể hiện cảm xúc hoặc yêu cầu mong muốn mẹ cho ăn hoặc bế bé đi chơi.
Nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ thấy em bé lắc đầu liên tục khi nằm sấp hoặc ngửa và đôi khi hành động này cũng là cách bé tương tác với mọi người. Trong khoảng thời gian trẻ từ 6 đến 8 tháng, mẹ có thể sẽ bắt gặp trẻ bắt chước hành động của mọi người trong nhà.
Trong khi bú mẹ, trẻ có thể lắc đầu để ngậm ti. Đây có thể là một trong những cử động đầu đầu tiên mà con có thể thực hiện nhằm bấu víu vào bầu ngực của mẹ.
Mặc dù em bé của mẹ có thể di chuyển đầu của chúng sang bên, mẹ vẫn nên đỡ đầu con trong khi bú cho đến khi trẻ được ba tháng tuổi để giúp bé kiểm soát phản xạ cơ bắp và học cách cầm bám dễ dàng hơn.
>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?
Trẻ hay lắc đầu không phải là biểu hiện nguy hiểm khi mẹ thấy con vẫn thoải mái sinh hoạt và vui chơi bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên quan sát trẻ sơ sinh hay lắc đầu có kèm theo những dấu hiệu bất thường nào không, để có thể kịp thời đưa trẻ đi gặp bác sĩ điều trị.
Một vài dấu hiệu cho thấy con có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm:
Với những trẻ hay lắc đầu thường xuyên mà không có dấu hiệu bệnh lý như trên. Mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các cách sau đây để khắc phục tình trạng cho bé tại nhà vừa đơn giản lại không mất quá nhiều thời gian cho mẹ.
Hành động trẻ sơ sinh hay lắc đầu, đập đầu hay đung đưa người là những hoạt động bình thường mà một số bé thực hiện để đưa mình vào giấc ngủ. Phần lớn các bé sẽ thoát khỏi tình trạng này khi lớn lên.
Việc ngừng chú ý và không phản ứng lại khi bé đang lắc đầu sẽ không kích thích trẻ làm việc đó nhiều hơn.
Tiếng ồn, ánh sáng chói cũng là một trong những tác nhân gây mất sự tập trung khiến con lắc đầu nhiều… Ở thời điểm này, mẹ nên chú ý quan sát xem môi trường nào hay khu vực nào mà bé hay lắc đầu, sau đó cố gắng điều chỉnh lại môi trường đó một cách phù hợp với con. Nếu điều đó không mang lại kết quả thì nên đưa bé đến một không gian khác yên tĩnh hơn.
>>> Mẹ có thể cần xem: Đầy đủ nhất: Cách chăm sóc giấc ngủ của bé dưới 1 tuổi
Mẹ cũng nên theo dõi tần suất và khoảng thời gian một lần mà trẻ lắc đầu. Điều này giúp mẹ có thể tìm ra nguyên nhân trẻ lắc đầu liên tục, lặp đi lặp lại có dấu hiệu bất thường nào hay không.
Thử xoa bóp trẻ với các loại dầu mát xa tốt cho trẻ nhỏ. Việc massage nhẹ nhàng khiến bé dễ chịu cũng là cách để làm dịu phản xạ của bé.
Ban đêm nếu thấy trẻ lắc đầu quá nhiều thì mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy, ôm trẻ để con cảm nhận được sự an toàn. Gối ngủ của bé phải vừa tầm, êm phù hợp với từng độ tuổi để dễ tạo giấc ngủ sâu.
Mẹ thực hiện các trò chơi với con trong lúc con thức như: trò vỗ tay, ngồi bập bênh, kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ, đu quay, cưỡi ngựa, đi đều bước theo nhịp trống. Những hoạt động này góp phần làm giảm nhu cầu thực hiện vận động nhịp nhàng khi ngủ của bé.
Tuy nhiên mẹ cần chú ý tránh rung lắc mạnh để không ảnh hưởng tới trí não của bé cũng như khiến bé bị giật mình ban đêm.
Có thể nói trẻ hay lắc đầu cũng giống như khi con biết bứt tóc, vung tay chân, hay tự xoa bụng cho chính mình. Đó là điều bình thường khi con được sinh ra và học cách lớn lên. Vậy nên, mẹ không cần quá lo lắng khi những mặt khác con vẫn phát triển tốt và bình thường. Hy vọng những chia sẻ trên đã phần nào giải đáp được những băn khoăn cho mẹ bỉm liên quan đến vấn đề trẻ hay lắc đầu. Chúc bé cưng của mẹ luôn phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Bé hay lắc đầu
https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-cua-be/be-hay-lac-dau/
Ngày truy cập: 11/10/2022
2. Lắc đầu liên tục trước và trong giấc ngủ ?
http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/1320/lac-dau-lien-tuc-truoc-va-trong-giac-ngu-.html
Ngày truy cập: 11/10/2022
3. The Growing Child: 10 to 12 Months
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/the-growing-child-10-to-12-months
Ngày truy cập: 11/10/2022
4. Shaken Baby Syndrome
https://www.aans.org/en/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Shaken-Baby-Syndrome
Ngày truy cập: 11/10/2022
5. Your Baby’s Head
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Your-Babys-Head.aspx
Ngày truy cập: 11/10/2022