Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 21/06/2023

9 cách xử trí trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đầy hơi chướng bụng

9 cách xử trí trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đầy hơi chướng bụng
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá non kém nên dễ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hoá. Trong đó đầy hơi chướng bụng là một trong số những bệnh tiêu hoá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu bé nhà mình đang bị đầy hơi chướng bụng hoặc cha mẹ đang nghi ngờ trẻ bị chướng bụng thì hãy xem bài viết này ngay.

Trong bài viết sẽ đề cập đến nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách chữa và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chướng bụng

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng là tình trạng hơi gas tích tụ trong dạ dày khiến bụng bé căng lên. Bé bị chướng bụng có thể do các nguyên nhân sau:

1.1 Do chế độ ăn uống của mẹ

Trẻ sơ sinh chủ yếu bú sữa mẹ. Mọi chất dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ cũng sẽ được trẻ sơ sinh hấp thụ gián tiếp qua sữa mẹ. Chính vì thế, trẻ sơ sinh bị chướng bụng cũng có thể do mẹ ăn các thực phẩm gây chướng bụng.

Các thực phẩm gây chướng bụng có thể kể đến: các loại đậu, bông cải xanh, lúa mì, hành tỏi, các sản phẩm từ sữa, đồ uống có ga, đồ ăn nhiều chất béo. Mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm và ăn các thực phẩm khác tốt cho đường tiêu hoá hơn.

1.2 Không dung nạp được lactose có trong sữa

Trong sữa mẹ, sữa bình có chứa đường lactose. Nhiều trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá non nớt không có đủ lượng enzyme lactase để hấp thụ đường lactose có trong sữa. Từ đó dẫn đến tình trạng khó tiêu và chướng bụng ở trẻ sơ sinh.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh

1.3 Do trẻ sơ sinh dị ứng đạm trong sữa

Dị ứng đạm sữa bò là do cơ thể bé cho rằng thành phần protein trong sữa bò là có hại cho cơ thể; khiến cơ thể tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE làm trung hòa các chất gây dị ứng.

Dị ứng đạm sữa bò còn gây ra tình trạng ngứa mắt, khô họng, nổi mề đay phát ban, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí sốc phản vệ… Chính vì thế, mẹ không nên cho trẻ dưới 2 tuổi uống sữa bò để bảo đảm sức khỏe cho bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị dị ứng sữa mẹ: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp

1.4 Do thay đổi chế độ ăn đột ngột

Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ nhưng bị đột ngột chuyển qua sữa bình; hoặc đang bú sữa nhưng lại bị cho ăn dặm quá sớm (4-6 tháng) cũng dễ dẫn đến tình trạng chướng bụng do đường ruột của trẻ chưa kịp làm quen.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng do thay đổi chế độ ăn uống

1.5 Do bé nuốt nhiều khí vô bụng

Khóc và bú sữa không đúng tư thế có thể khiến bé nuốt một lượng không khí vào bụng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi và chướng bụng.

1.6 Trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá

Một số vấn đề tiêu hoá khác, tuy không phổ biến, nhưng cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị chướng bụng. Trong đó có thể kể đến trào ngược axit dạ dày, tiêu chảy và táo bón.

>> Mẹ xem thêm: Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

1.7 Do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn non yếu

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Tuy nhiên trẻ đang phải học cách tiêu hóa thức ăn, sữa, chất dinh dưỡng nhiều hơn mỗi ngày. Đây cũng là lý do trẻ sơ sinh thường bị đầy hơi, chướng bụng.

1.8 Do việc dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc không phù hợp

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh và một số loại thuốc chống lại virus có thể khiến trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng

Dấu hiệu nhận biết

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng sẽ có các biểu hiện và triệu chứng dưới đây:

  • Hay uốn éo, vặn mình.
  • Quấy khóc đến đỏ mặt do trẻ bị đau và khó chịu ở bụng.
  • Ngủ không sâu giấc và ăn mất ngon do trẻ sơ sinh bị chướng bụng nên bé khó chịu.
  • Sau khi bú mẹ xong, bé bị nôn trớ do có hơi ở dạ dày làm tắc nghẽn quá trình tiêu hoá.
  • Phân của trẻ sơ sinh bị chướng bụng sẽ lỏng hoặc sệt, không còn dạng “hoa cà”, đôi khi bị táo bón.
  • Sưng phồng và căng cứng ở bụng do trẻ nuốt nhiều không khí bên ngoài và khí này bị ứ đọng trong dạ dày.
  • Ợ nhiều đi kèm theo nôn trớ do trẻ bị đầy hơi, cơ thể phải tạo ra các phản ứng ợ hơi để đào thải khí ra ngoài.

3. Cách xử lý đầy hơi chướng bụng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng phải làm sao là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm. Khi trẻ có các dấu hiệu của đầy hơi chướng bụng, cha mẹ nên xử trí như sau:

3.1 Cho bé bú đúng tư thế

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị chướng bụng, khi cho trẻ bú mẹ lưu ý giữ cho đầu bé cao hơn dạ dày để sữa dễ chạy xuống dạ dày. Từ đó hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh nuốt nhiều khí khi bú sữa, giảm tình trạng chướng bụng.

cho bé bú đúng tư thế

3.2 Cho trẻ bú hoặc ăn chậm lại

Làm chậm tốc độ bú và ăn của trẻ là một cách chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Một số bé bú bình rất nhanh khiến bé nuốt phải không khí. Mẹ có thể thử sử dụng bình có núm vú chảy chậm để làm giảm tốc độ bú của bé lại nhé.

3.3 Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng

Massage là cách giảm đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Cách massage để giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ đó là mẹ nhẹ nhàng dùng các ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Mẹ có thể dùng dầu tràm để tăng thêm tác hiệu quả massage.

>> Mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn

3.4 Chườm nóng bụng cho trẻ sơ sinh

Dùng túi chườm nóng cũng có thể giúp trẻ sơ sinh giảm đau do chướng bụng hiệu quả. Mẹ thực hiện bằng cách:

  • Lấy 2 chiếc khăn tay và nhúng vào nước nóng để làm ấm.
  • Sau đó mẹ vắt nước, kiểm tra xem độ nóng có vừa phải chưa.
  • Tiếp đến, gấp một chiếc khăn lại và đặt lên vùng bụng của bé.
  • Chiếc khăn kia quấn quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất.

(*) Lưu ý: Mẹ không nên quấn quá chặt hoặc quá nóng.

3.5 Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng

Mẹ có thể vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bằng cách đợi khi con bú xong, không cho bé nằm ngay mà đặt bé ngồi thẳng hoặc bồng trên tay. Sau đó mẹ xoa lưng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ. Cách này trẻ sơ sinh sẽ mau ợ hơi giảm tình trạng bị chướng bụng.

vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng
Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng

3.6 Điều chỉnh lượng sữa cho bé

Trẻ sơ sinh nếu bú đủ lượng sữa cần thiết mỗi ngày sẽ giảm bớt tình trạng đầy hơi chướng bụng. Vì vậy mẹ cần kiểm tra xem trẻ đã bú đủ no, bú đúng giờ chưa. Cách để mẹ nhận biết trẻ đã bú đủ sữa là sau khi bú bé dễ chịu, thoải mái, không quấy khóc; bé tăng cân đều,…

>> Mẹ có thể tham khảo: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

3.7 Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có thể là do hệ tiêu hoá bị nhiều hại khuẩn tấn công. Hãy cho bé bổ sung men vi sinh để gia tăng lợi khuẩn đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột để giảm tình trạng chướng bụng ở trẻ sơ sinh.

>> Mẹ có thể tham khảo: Top 6 loại men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được tin dùng năm 2023

3.8 Cho trẻ nằm sấp

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có thể do dạ dày của trẻ chứa nhiều không khí. Việc nằm sấp sẽ hỗ trợ giải phóng khí mắc kẹt trong dạ dày trẻ. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến khích bé chỉ nên nằm sấp khi được 1 tháng tuổi; và tuyệt đối không để bé dưới 1 tuổi ngủ nằm sấp.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

Cho bé nằm sấp
Nằm sấp giúp giảm tình trạng chướng bụng ở trẻ sơ sinh

3.9 Đánh lạc hướng trẻ sơ sinh

Trẻ bị chướng bụng dễ đau bụng và khó chịu, quấy khóc. Để trẻ quên đi sự đau đớn, cha mẹ có thể làm một số hành động thu hút sự chú ý của trẻ như ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi cùng bé, chỉ cho bé một số đồ vật xung quanh.

4. Trẻ sơ sinh bị chướng bụng mẹ nên ăn thực phẩm gì?

Khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi, mẹ nên ăn các thực phẩm sau để cung cấp chất dinh dưỡng cho sữa khi bé bú:

  • TRÁI CÂY: Chuối, bơ, đu đủ, lê,… Mẹ nên ăn các loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất để bổ sung lại chất dinh dưỡng cho bé.
  • RAU, CỦ, QUẢ: Cà rốt, khoai lang, tỏi, ngô, bí đỏ, bí ngòi,… Tương tự trái cây, mẹ cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng bú cũng nên chọn những loại rau củ chứa nhiều dưỡng chất.
  • ĐẠM ĐỘNG VẬT: Thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, cá hồi, cá trích… Khi trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, mẹ nên tiêu thụ đạm động vật hơn là đạm thực vật. Bởi đạm từ động vật sẽ dễ chuyển hóa hơn, từ đó giúp trẻ cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng hiệu quả.
  • CÁC LOẠI TRÀ: Trà hoa cúc, trà táo đỏ, trà thì là, trà thảo quả,… Trà không chứa caffein sẽ giúp mẹ và bé loại bỏ cảm giác đầy hơi chướng bụng.

5 . Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị chướng bụng đi bác sĩ?

Khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng, cha mẹ có thể chăm sóc và chữa cho bé tại nhà bằng những cách trên mà không cần đưa đến bệnh viện.

Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng dưới đây thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Sốt.
  • Sụt cân.
  • Táo bón.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Ăn mất ngon.
  • Có máu trong phân.

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ THỂ. Nhưng không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến trẻ.

Nếu trẻ bị chướng bụng ở mức độ nhẹ và không thường xuyên, chướng bụng có thể khiến bé bị sụt cân, thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Nhưng nếu chướng bụng đi kèm một số triệu chứng bất thường thì có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Cách bác sĩ chẩn đoán đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh bị chướng bụng có thể tự hết nếu cha mẹ biết cách xử trí. Nhưng nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng cần đi bệnh viện, trẻ sẽ được bác sĩ chẩn đoán bằng các cách dưới đây:

  • Nhờ cha mẹ ghi lại quá trình ăn uống của bé. Nếu bé bú mẹ thì ghi chép lại quá trình ăn uống của mẹ.
  • Khám xem em bé có đang mắc bệnh nào đó hoặc gặp một số vấn đề liên quan đến sức khoẻ khác không.
  • Kiểm tra tình trạng phân của bé.
  • Nếu có nghi ngờ bé mắc bệnh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang hệ thống tiêu hoá của bé để tìm ra nguyên nhân.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh bị chướng bụng. Nếu mẹ muốn biết thêm nhiều thông tin về cách nuôi dạy và chăm sóc bé, đừng chần chờ gì mà hãy bấm đăng ký MarryBaby ngay nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 11 Common Conditions in Newborns
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/Pages/Common-Conditions-in-Newborns.aspx
Ngày truy cập: 14/03/2023

2. How to Prevent and Relieve Baby Gas
https://www.lancastergeneralhealth.org/health-hub-home/motherhood/the-first-year/how-to-prevent-and-relieve-baby-gas
Ngày truy cập: 14/03/2023

3. Abdominal Distension (Distended Abdomen)
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21819-abdominal-distension-distended-abdomen
Ngày truy cập: 14/03/2023

4. Gas in the Digestive Tract
https://www.choc.org/programs-services/gastroenterology/gas-digestive-tract/
Ngày truy cập: 14/03/2023

5. Necrotizing Enterocolitis in the Newborn
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=90&contentid=p02388
Ngày truy cập: 14/03/2023

x