Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/06/2021

Các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối

Các biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối thường đối mặt với nhiều rủi ro đe dọa tính mạng như viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, nhiễm trùng huyết.
trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nước ối đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và an toàn của thai nhi. Nước ối chứa các thành phần quan trọng như chất dinh dưỡng, kích thích tố và kháng thể chống nhiễm trùng. Vì vậy, đó là môi trường vô trùng lý tưởng để nuôi dưỡng, bảo vệ thai nhi. Đồng thời, nhờ nước ối mà thai nhi thoải mái cử động trong bụng mẹ, tránh những va chạm có thể gây tổn thương. Ở tam cá nguyệt thứ ba, tình trạng nước ối bình thường (không dư hoặc thiếu ối) giúp hạn chế việc mẹ mang thai ngôi ngược.

Mặt khác, quá trình sinh thường thuận lợi hơn do nước ối trở thành chất nhờn bôi trơn ngả sinh âm đạo.

Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối là do:

– Mẹ bị nhiễm trùng ối trong giai đoạn mang thai.

– Chuyển dạ kéo dài sau khi màng ối vỡ tạo cơ hội để vi khuẩn trú trong môi trường âm đạo xâm nhập gây nhiễm trùng ối và tấn công cơ thể bé thông qua nước ối. Hơn nữa, nếu hít phải dịch ối này, bé có thể mắc các bệnh lý về hô hấp.

– Đặc biệt, mẹ bị viêm nhiễm, mắc bệnh vùng kín, viêm tiết niệu thì khả năng con bị nhiễm trùng càng cao do tiếp xúc với vi khuẩn từ tử cung đến âm đạo.

Nhiễm trùng ối

Nhiễm trùng ối là thuật ngữ y khoa nhằm để chỉ chung các trường hợp nhiễm trùng màng nuôi, màng ối, dịch ối, nhau thai hoặc kết hợp tất cả.

1. Các triệu chứng của nhiễm trùng ối

– Sốt .

– Dịch ối rỉ ra từ âm đạo bất thường, có màu xanh đục, có lẫn mủ và mùi hôi.

– Nhịp tim mẹ hoặc tim thai tăng.

Tử cung đau, mềm khi thăm khám.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bị nhiễm trùng ối nhưng không có triệu chứng rõ rệt nhưng xét nghiệm thấy chỉ số bạch cầu cao khi mang thai.

Các triệu chứng của nhiễm trùng ối

2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng ối

– Mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa và không được điều trị đúng cách khiến các vi khuẩn như E Coli, vi khuẩn liên cầu nhóm B, vi khuẩn kỵ khí từ âm đạo di chuyển lên trên, xâm nhập vào buồng ối gây nhiễm trùng ối.

– Mẹ bị rỉ ối, vỡ ối trong khi mang thai mà để lâu, không điều trị kháng sinh ngay từ đầu khiến vi khuẩn từ vùng kín xâm nhập vào buồng ối gây nhiễm trùng ối.

Lưu ý: Mẹ thấy vùng kín rò rỉ nước mà không rõ nước ối hay nước tiểu thì mẹ có thể dùng giấy quỳ tím thử nước ối. Nếu giấy quỳ không chuyển màu, đó là nước tiểu.

Nếu mẹ thấy giấy quỳ chuyển màu xanh sẫm thì chứng tỏ đó là nước ối. Trong trường hợp này mẹ cần đi thăm khám ngay để được tư vấn và điều trị sớm nhất có thể. Nếu để quá muộn, nhiễm trùng nặng, mẹ có thể phải chấm dứt thai kỳ hoặc phải sinh non.

Nhiễm trùng nước ối và biến chứng

Mẹ bị nhiễm trùng ối thường sẽ đối mặt với các tai biến sản khoa đồng thời trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng.

Với mẹ, nhiễm trùng ối có thể gây sinh non bất kỳ lúc nào, khả năng sinh mổ là rất lớn. Ngoài ra, mẹ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn máu, đờ tử cung, xuất huyết sau sinh, nhau bong non…

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối thường bị nhiễm trùng sơ sinh, nguy hiểm đến tính mạng do suy hô hấp, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Trẻ cũng có thể bị động kinh, bại não, để lại di chứng suốt đời.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gấp khi trẻ có các dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối như:

– Ngủ li bì, khó đánh thức, vận động ít hơn bình thường.

– Trên da có nhiều mụn mủ hoặc có các nốt ban xuất huyết.

– Thân nhiệt không ổn định, lúc sốt lúc hạ nhiệt độ.

– Bú kém, bỏ bú.

– Thở nhanh, co rút lồng ngực.

– Co giật.

– Chảy mủ ở tai, rốn hay tấy đỏ vùng rốn.

– Nôn, trớ sữa và thức ăn.

– Thóp phồng.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối

Khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nước ối, điều mẹ cần làm là đưa con đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Hương Lê

Nguồn

1. Amniotic Fluid Infection in Preterm Pregnancies with Intact Membranes

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5266802/

Ngày truy cập 10/6/2021.

2. Chorioamnionitis: What Is It And How Is It Treated

https://www.momjunction.com/articles/chorioamnionitis-in-pregnancy_00381892/

Ngày truy cập 10/6/2021.

3. Chorioamnionitis

https://emedicine.medscape.com/article/973237-overview

Ngày truy cập 10/6/2021.

4. Managing Infants Exposed to Maternal Chorioamnionitis by the Use of Early-Onset Sepsis Calculator

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6457026/

Ngày truy cập 10/6/2021.

5. Infections in Pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7152168/

Ngày truy cập 10/6/2021.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x