Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chăm sóc trẻ sơ sinh thật sự áp lực, có thể khiến nhiều bà mẹ trẻ stress, đặc biệt là những người mới có con lần đầu. Do bé còn non nớt, những phản ứng chỉ theo bản năng nên nhiều khi mẹ không nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm ở con. Hoặc trong một số tình huống chỉ cần chậm vài phút là con có thể không giữ được tính mạng, chẳng hạn như trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm.
Nếu đang tắm mà con có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái thì mẹ hãy nghĩ ngay đến khả năng trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm. Trong tình huống này, mẹ cần bình tĩnh, tránh bế vác con lên vai vì có thể làm nước vào sâu đường hô hấp của con khiến con ngạt thở.
Thao tác sơ cứu của mẹ trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm cần diễn ra nhanh và chuẩn xác. Vì khi sặc nước, bé có phản xạ hít hơi để khóc to. Điều này làm nước bị hít sâu vào khí quản hoặc phế quản gây ngạt thở, tím tái. Điều đáng nói là bé sơ sinh chỉ cần ngừng thở vài phút cũng đủ dẫn đến chết não. Nếu được cứu sống thì con khó mà phát triển bình thường như những trẻ khác vì di chứng não suốt đời. Do đó, thời gian vài phút đầu được xem là thời gian vàng, nếu được sơ cứu kịp thời con có thể qua khỏi và không bị tổn thương não.
Cách sơ cứu đúng nhất trong tình huống trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm như sau:
– Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay sao cho đầu thấp hơn thân. Sử dụng phần cườm tay vỗ nhanh và mạnh 5 cái vào lưng trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai theo tư thế trượt từ trên xuống dưới (nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để đẩy nước ra ngoài).
– Sau đó nếu thấy miệng mũi trẻ có nước trào ra thì hút sạch để thông đường thở cho bé. Tuyệt đối không móc họng vì có thể gây trầy xước niêm mạc thực quản của trẻ.
– Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì lật ngược trẻ lại, giữ cho đầu và thân thẳng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh vào ngực 5 cái, vị trí ấn giữa 2 xương núm vú.
Nếu sau khi ấn con đã hồng hào, thở trở lại thì cho thấy mẹ đã sơ cứu thành công.
Nếu con chưa hồng hào, chưa thở trở lại thì mẹ tiếp tục lặp lại chu trình vỗ lưng 5 cái và ấn ngực 5 cái cho đến khi nào con hồng hào và thở lại được.
Sau khi sơ cứu xong, mẹ nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám cũng như loại trừ những nguyên nhân ảnh hưởng đến phổi trong quá trình con sặc nước.
– Thời điểm tắm cho bé khoảng 9-10 giờ sáng hoặc đầu giờ chiều, thời điểm ấm nhất trong ngày.
– Phòng tắm tránh gió lùa, nhiệt độ phòng tắm lý tưởng nhất là từ 28-30ºC.
– Thời gian tắm cho bé khoảng 5 phút. Đối với trẻ đẻ non thời gian tắm dưới 1 phút.
– Sử dụng đồng hồ đo nước tắm. Mùa đông nhiệt độ nước khoảng 37ºC. Mùa hè nhiệt độ nước khoảng 36ºC.
– Chỉ nên sử dụng sữa tắm, dầu gội, sữa dưỡng da chuyên dụng cho bé để an toàn cho làn da mỏng manh của bé sơ sinh.
– Mực nước tắm từ 8-10cm với trẻ dưới 6 tháng. Trẻ lớn hơn mực nước không cao quá eo khi trẻ ngồi.
– Tuyệt đối không bao giờ để trẻ một mình trong bồn tắm dù chỉ 1 phút để đề phòng nguy cơ trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm.
Sau khi bú, dạ dày con mở rộng. Nếu tắm ngay sau đó dễ làm con ọc sữa, dẫn đến sặc sữa. Đồng thời, tắm làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu tập trung vào da để ổn định thân nhiệt nên máu đến dạ dày giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
Để tránh việc trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa khi tắm, tốt nhất mẹ chỉ nên cho trẻ tắm trong vòng 1-2 giờ sau khi bú là an toàn nhất.
Khi con đói, lượng đường trong máu xuống thấp. Ngay cả người lớn tắm thời điểm này cũng có thể bị choáng váng, ngất xỉu, thậm chí đột quỵ do không đủ năng lượng tiêu hao cần thiết cho cơ thể huống chi trẻ nhỏ. Do vậy, mẹ nhớ không tắm cho con khi bụng con đói nhé.
Mẹ đừng tắm cho bé khi con vừa ngủ dậy vào buổi sáng vì lúc này cơ thể bé còn ở trạng thái chưa tỉnh táo hoàn toàn. Đi tắm ngay khi thức dậy sẽ làm con dễ bị hạ thân nhiệt đột ngột, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Sau khi tiêm phòng, vết thương của trẻ dễ bị áp xe, nhiễm trùng nếu chẳng may tiếp xúc với nước bẩn, chất bẩn. Mẹ chỉ nên tắm cho con sau khi vết tiêm đã khô miệng, tức thời điểm một đến hai ngày sau tiêm và nhất là khi con đã khỏe hoàn toàn, không còn bị nóng sốt. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể lau người cho con bằng nước ấm để con cảm thấy thoải mái, sạch sẽ, không bị nhờn rít.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? 12 loại vắc xin cho trẻ
Như vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, bên cạnh nguy cơ trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm, mẹ nên lưu tâm về thời điểm tắm cũng như các quy tắc an toàn khi tắm cho con.
Hương Lê
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
https://www.redcross.org.uk/first-aid/learn-first-aid-for-babies-and-children/choking-baby#:
https://www.healthline.com/health/baby/baby-choking#choking-hazards
https://www.babycentre.co.uk/a40/bathing-your-baby-safely
https://raisingchildren.net.au/babies/safety/choking-strangulation/choking-first-aid-pictures
https://medlineplus.gov/ency/article/000048.htm