Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bệnh sởi là một bệnh dễ lây lan và có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, nhất là trẻ em có hệ miễn dịch yếu kém. MarryBaby sẽ tổng hợp một số thông tin liên quan đến bệnh sởi cũng như đưa ra một số cách chăm sóc, điều trị cho trẻ bị sởi để con nhanh khỏi và hạn chế tỷ lệ mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Vậy trẻ bị sởi phải làm sao? Hãy tìm hiểu bệnh sởi là gì, cùng với dấu hiệu và biến chứng của căn bệnh truyền nhiễm này nhé!
1. Hiểu về bệnh sởi ở trẻ
Sởi (Measles) là bệnh nhiễm virus cấp tính, do virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc với đồ dùng, vật dụng của người bệnh có chứa virus sởi.
Bệnh sởi ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Do đó, việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh sởi ở trẻ em là rất quan trọng.
Bệnh sởi ở trẻ em có thể diễn biến nhanh và nặng do một số nguyên nhân sau:
Virus sởi có khả năng lây lan nhanh
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ
Trẻ em thường có sức đề kháng kém hơn người lớn
2. Dấu hiệu trẻ bị sởi
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của sởi chính là các vết ban đỏ trên bề mặt da bé kèm theo những cơn sốt. Ngoài ra, một số triệu chứng ban đầu của bệnh sởi còn gồm có:
Vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh sởi. Các phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh sởi chỉ nhằm giúp giảm các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng để bé thoải mái hơn.
4.1 Tiêm thuốc nếu bé mới nhiễm virus sởi
Tiêm phòng sau khi bé bị phơi nhiễm: Trẻ sẽ được tiêm vacxin ngừa sởi trong vòng 72 tiếng sau khi tiếp xúc với virus. Nếu trẻ vẫn mắc bệnh thì triệu chứng có thể được giảm nhẹ và mau khỏi bệnh hơn.
Tiêm Globulin huyết thanh miễn dịch: Trẻ bị nhiễm virus sởi trong vòng 6 ngày phải làm sao? Trẻ có hệ thống miễn dịch suy yếu tiếp xúc với virus trong vòng 6 ngày đổ lại có thể được tiêm các protein (kháng thể) được gọi là globulin huyết thanh miễn dịch. Những kháng thể này có thể ngăn ngừa bệnh sởi hoặc làm cho các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.
4.2 Trẻ bị sởi phải làm sao? Sử dụng thuốc
Căn cứ vào dấu hiệu trẻ bị sởi, bác sẽ quyết định phải làm sao, cho bé sử dụng thuốc gì để giảm nhẹ triệu chứng.
Thuốc giảm sốt: Nếu trẻ bị sốt bác sĩ có thể kê đơn thuốc acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin IB, Children Motrin) hoặc naproxen sodium (Aleve) để giúp bé hạ sốt do bệnh sởi.
Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ bị sởi kèm theo một số bệnh nhiễm trùng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng tai,… Bác sĩ có thể cho bé uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn.
Cho trẻ uống vitamin A: Tất cả trẻ được chẩn đoán mắc bệnh sởi nên được bổ sung hai liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Trẻ trên 1 tuổi sẽ được cho uống liều lượng 200.000(IU), trẻ nhỏ hơn sẽ uống ít hơn.
4.3 Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh vấn đề trẻ bị sởi phải làm sao, trẻ bị sởi nên ăn gì là một vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Cha mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bé như sau:
Khi mắc bệnh sởi, trẻ nhỏ thường hay biếng ăn, lười bú. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé dưới 6 tháng bú sữa nhiều. Với bé lớn hơn có thể chế biến những món ăn dạng lỏng như cháo, súp để trẻ dễ ăn và cũng dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu protid và caroten, vitamin C, A như cà rốt, ớt chuông, rau bina, bí đỏ, xoài chín,…
Tránh các thực phẩm béo, dầu mỡ, dễ gây dị ứng như thịt gia cầm, trứng, hải sản, thịt dê… và thực phẩm cay nóng
Trẻ bị sởi nguyên nhân là do virus. Vì vậy mẹ nên thường xuyên vệ sinh, tắm rửa, đánh răng cho bé để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus. Mẹ cũng nên vệ sinh chăn ga giường. Dùng máy tạo độ ẩm để hạn chế vi khuẩn ở môi trường xung quanh bé.
4.5 Trẻ bị sởi có nên tắm lá, kiêng gió không?
Trẻ bị sởi không cần phải kiêng tắm. Việc tắm cho bé bị sởi, đặc biệt là tắm một số loại lá có tác dụng kháng khuẩn tốt như trà xanh, khổ qua,… còn giúp trẻ mau khỏi bệnh, giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy.
Dù không kiêng nước nhưng trẻ bị sởi cần kiêng gió tự nhiên. Nếu sợ trẻ nóng, mẹ có thể dùng quạt, hoặc máy lạnh cho bé đều được.
5. Khi nào cần đưa trẻ bị sởi đến bệnh viện?
Theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Khi sốt cao thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu không có dấu hiệu giảm sốt thì đưa trẻ đi khám ngay.
Nếu những vết sởi đã hết nhưng trẻ vẫn còn sốt thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay vì nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Không nên để mắt bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng vì lúc này mắt trẻ rất nhạy cảm, có thể ra nhiều gỉ mắt.
Nếu bé có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy, ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở thì nên cho con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
6. Cách phòng tránh lây lan bệnh sởi cho bé và các người thân trong gia đình
Nếu trong nhà có trẻ bị sởi thì phải làm sao để giảm tỷ lệ lây lan?
Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi tiếp xúc với trẻ. Nhắc nhở mọi người trong gia đình và những người xung quanh bé nên làm theo.
Hạn chế cho bé tiếp xúc với quá nhiều người và các bé khác có dấu hiệu bệnh sởi.
Khử trùng đồ vật và các bề mặt trong nhà thường xuyên.
Hạn chế số người tiếp xúc với trẻ. Cha mẹ không nên cho bất kỳ người nào mà bạn chưa chắc chắn họ đã tiêm phòng sởi tiếp xúc với bé.
Hạn chế cho bé đến nơi đông người.
Qua bài viết trên, mẹ đã biết trẻ bị sởi phải làm sao, nên cho trẻ bị sởi ăn gì chưa nào? Nếu chưa hãy để MarryBaby hệ thống lại giúp mẹ nhé:
Nếu trẻ chỉ mới phơi nhiễm ít hơn 6 ngày thì có thể tiêm kháng thể để phòng ngừa.
Tùy triệu chứng của trẻ bị sởi mà quyết định phải làm sao: Uống thuốc ha sốt, kháng sinh, uống vitamin A.
Chế độ dinh dưỡng giàu protid và caroten, vitamin C, A, uống nhiều nước.
Vệ sinh cơ thể và môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.