Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi ra và nhai miệng hoặc đẩy lưỡi vào giữa hai hàm khi bé nằm ngủ; hoặc khi nuốt thức ăn – đây là hành động đáng yêu mà nhiều bậc phụ huynh đã nhanh tay ghi lại hình ảnh này của bé cưng.
Tuy vậy, trẻ sơ sinh hay lè lưỡi còn là dấu hiệu để bé truyền đạt nhu cầu của mình. Thậm chí, đó còn có thể là báo hiệu một vài bệnh lý mà bé có thể gặp phải.
Trẻ sơ sinh thích sử dụng miệng của mình theo nhiều cách. Khi nhận thấy trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng, cha mẹ có thể tự hỏi liệu đây có phải là hành vi bình thường hay không. Câu trả lời ngắn gọn là có; trẻ sơ sinh hay lè lưỡi là một hành vi hoàn toàn bình thường ở lứa tuổi này và là một phản xạ tự nhiên. Vì bé nào khi mới sinh ra cũng khám phá thế giới bằng cách sử dụng miệng đầu tiên.
Điều này cũng phần nào lý giải cho việc vì sao vừa mới chào đời bé đã biết bú mẹ rất giỏi dù không được dạy. Kể cả ở các trẻ bú bình thì kỹ năng mút của bé cũng rất tốt. Nhưng thông thường, trẻ sơ sinh hay thè lưỡi do phản xạ tự nhiên sẽ phổ biến đối với bé dưới 6 tháng tuổi.
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ thôi phản xạ thè lưỡi sinh lý sau khoảng từ 5 đến 7 tháng tuổi. Nhưng nếu bé vẫn tiếp tục thè lưỡi khi đã lớn, nguyên nhân có thể do yếu tố sau đây.
Khi người lớn tinh nghịch thè lưỡi ra để chơi với bé, trẻ sơ sinh sẽ hay thè lưỡi và nhai miệng để bắt chước theo. Thậm chí, em bé còn rất hứng thú với trò chơi đó.
Do vậy, nếu mọi người trong gia đình hay chơi trò thè lưỡi với bé; mẹ đừng quá lo lắng khi bé đã qua mốc trẻ sơ sinh hay thè lưỡi mà bé vẫn làm trò này nhé.
Trẻ hay lè lưỡi và nhai miệng có thể do bé đang đói hoặc muốn thể hiện nhu cầu của mình:
Trẻ nhỏ rất thông minh, dù chưa biết nói; nhưng bé có thể biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt hoặc bằng tay chân, giọng điệu để báo cho mẹ biết các nhu cầu của mình. Trẻ sơ sinh có bản năng bú rất mạnh, một trong những bước của phản xạ này chính là việc hay đẩy lưỡi ra ngoài. Lưỡi của bé thường có xu hướng thè ra ngoài để giúp bé ngậm núm vú và tránh bị sặc sữa khi bú. Ngoài ra, do thế giới bên ngoài rất mới lạ với bé nên hành vi thè lưỡi để khám phá môi trường xung quanh là rất bình thường.
Macroglossia là thuật ngữ y khoa chỉ tật lưỡi to. Đây là chứng dị tật hiếm gặp, có tỷ lệ chỉ 1/14.000 ca sinh trên toàn thế giới.
Trẻ bị tật lưỡi to có một chiếc lưỡi to bất thường, có thể to gấp đôi miệng của bé. Do đó, trẻ sơ sinh bị macroglossia hay thè lưỡi. Điều này gây khó khăn cho trẻ trong việc ngậm miệng vì chiếc lưỡi lúc nào cũng có xu hướng tràn ra ngoài môi.
Kích thước lưỡi lớn còn do:
Ngoài ra, nếu gia đình trẻ có tiền sử về tật lưỡi to thì cũng có thể di truyền sang bé.
Micrognathia (hội chứng hàm nhỏ) rất hiếm gặp. Tình trạng này là do hàm dưới nhỏ hơn so với bình thường gây nên sự sắp xếp hỗn độn, không đồng đều của các răng và lưỡi, khiến trẻ sơ sinh hay lè lưỡi ra ngoài không thể kiểm soát.
Trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng micrognathia, khi cho ăn cần phải có núm vú đặc biệt bé mới bú được đúng cách. Hội chứng micrognathia có thể được cải thiện trong quá trình trưởng thành của trẻ; đặc biệt là giai đoạn dậy thì.
Tuy nhiên, hội chứng hàm nhỏ cũng có thể là dấu hiệu bé bị bệnh sứt môi hoặc các hội chứng khác. Ví dụ như bệnh marfan, trisomy 13, trisomy 18, hội chứng pierre robin.
Giảm trương lực (hypotonia), thường được gọi là hội chứng trẻ mềm oặt. Hypotonia gây ra tình trạng rối loạn trương lực cơ do sức cơ giảm. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến một số cơ trên cơ thể, bao gồm cả hoạt động của lưỡi.
Bé mắc hội chứng giảm trương lực rất khó điều khiển lưỡi. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay thè lưỡi, lè lưỡi mà không có cách nào khắc phục được.
Giảm trương lực không phải là một rối loạn y tế cụ thể nhưng lại là một dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau, gồm hội chứng down, hội chứng prader-Willi, hội chứng Rett.
Khi bé thở bằng miệng, bé thường hay thè lưỡi, lè lưỡi ra ngoài. Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi để thở cũng có thể là do bị ho, cảm lạnh, nghẹt mũi, dị ứng, viêm amidan.
Trẻ sơ sinh thường dễ bị đầy hơi, chướng bụng, và tình trạng này có thể khiến trẻ hay thè lưỡi ra ngoài để phản ứng. Ngoài ra, bé bị đầy hơi còn có thể quấy khóc, nhăn mặt; và bé sẽ dễ chịu hơn khi đi tiêu, đi tiểu bình thường.
Trẻ nhỏ thường có xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn quá cứng ra khỏi miệng vì bé chưa thể nhai được hoặc không thích món đó.
Do vậy, nếu bé bỗng nhiên dùng lưỡi đẩy đồ ăn ra ngoài, rất có thể là do món ăn cứng hơn khả năng nhai của bé. Mẹ cần chế biến đồ ăn nhuyễn hơn hoặc tập cho bé ăn vài lần để trẻ thích nghi dần với độ cứng của món ăn mới nhé.
Câu trả lời là không. Mặc dù rất nhiều trẻ sơ sinh hay có biểu hiện lẽ và đẩy lưỡi ra ngoài khi răng sắp mọc. Đây có thể là cách để bé cảm thấy dễ chịu hơn trước những cơn đau mọc răng. Tuy nhiên, mẹ không nên khẳng định bé sắp mọc răng khi thấy trẻ thè lưỡi.
Để biết chắc chắn có phải bé sắp mọc răng hay không, mẹ nên dựa vào các dấu hiệu như: Nướu sưng, nướu đỏ, chảy nước dãi quá mức, ngậm đồ vào miệng và dễ cáu kỉnh.
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có phải bị down không? Câu trả lời là CÓ THỂ. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có thể là một dấu hiệu cảnh báo bé bị bệnh down. Những bé mắc hội chứng down thường có trương lực cơ thấp, hàm rất nhỏ khiến cho lưỡi tự động thè ra ngoài không thể kiểm soát. Tuy nhiên, trẻ có lưỡi to hoặc lồi đơn thuần không phải là dấu hiệu bệnh down mẹ nhé.
Câu trả lời là không. Việc trẻ sơ sinh hay thè lưỡi không phải là một dấu hiệu độc lập để xác nhận bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, đa phần trẻ sơ sinh mắc bệnh tự kỷ thường hay thè lưỡi mất kiểm soát. Vì thế, nếu mẹ cảm thấy nghi ngờ về thói quen hay lè lưỡi của trẻ sơ sinh; hãy đưa con tới bệnh viện để thăm khám để biết chính xác đây có phải dấu hiệu bệnh tự kỷ không nhé.
Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có sao không thì câu trả lời là Không. Đây là một hoạt động bản năng rất bình thường. Đến một độ tuổi nào đó thói quen này sẽ biến mất, vì vậy mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, khi bé đã bước sang giai đoạn phát triển lớn hơn mà chứng thè lưỡi vẫn không giảm; hoặc xuất hiện kèm với những triệu chứng bất thường khác. Lúc này, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám vì trẻ hay lè lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh down.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Infant Hunger Cues
https://www.floridahealth.gov/programs-and-services/childrens-health/child-care-food-program/nutrition/_documents/infant-hunger-cues.pdf
Ngày cập nhật: 27.03.2024
2. Normal Child Behavior
https://www.healthychildren.org/English/family-life/family-dynamics/communication-discipline/
Ngày cập nhật: 27.03.2024
3. Dealing with child behavior problems
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/behaviour/dealing-with-child-behaviour-problems/
Ngày cập nhật: 27.03.2024
4. What are common symptoms of Down syndrome?
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/down/conditioninfo/symptoms
Ngày cập nhật: 27.03.2024
5. Facts about Down Syndrome
https://www.cdc.gov/ncbddd/birthdefects/downsyndrome.html
Ngày cập nhật: 27.03.2024