Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/07/2022

Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả

Trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ và cách khắc phục hiệu quả
Không hình ảnh nào yên bình và đáng yêu hơn những em bé sơ sinh đang say ngủ. Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng có thể cảm nhận điều đó vò có rất nhiều trẻ sơ sinh ngủ ít và thường xuyên quấy khóc.

Phần lớn thời gian của trẻ sơ sinh dành cho việc ngủ. Ngoài lúc thức bú, trẻ hầu như ngủ suốt ngày đêm, từ 16-18 tiếng. Ban ngày trẻ sẽ ngủ từ 8 đến 9 tiếng và ban đêm sẽ là 8 tiếng. Mỗi giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tiếng. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh ngủ ít thường có hiện tượng quấy khóc liên tục, khiến mẹ không chỉ lo lắng mà còn rất mệt mỏi, không có thời gian nghỉ ngơi.

Như thế nào được coi là trẻ sơ sinh ngủ ít?

Hầu hết, trẻ sơ sinh đều sẽ có thời gian ngủ giống nhau. Tuy nhiên, có một số trẻ sẽ có sự khác biệt. Bởi vậy, để có thể xác định được trẻ sơ sinh ngủ ít hay không bạn cần dựa vào tổng thời gian ngủ một ngày của bé mới có thể kết luận. Nếu thời gian ngủ của trẻ ít hơn 10 tiếng thì có thể trẻ đã gặp phải vấn đề ngủ ít ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ít ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh ít ngủ và khó ngủ. Trước hết, mẹ nên hiểu rằng bé rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Những âm thanh, tiếng động lạ, ánh sáng hoặc một mùi nào đó đều có thể khiến bé cảm thấy bị kích thích hoặc bất an.

Một số nguyên nhân phổ biến thường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé mà mẹ có thể nhanh chóng xác định bao gồm:

  • Phòng ngủ ồn ào và quá nhiều ánh sáng khiến trẻ sơ sinh hay giật mình tỉnh giấc và khó ngủ.
  • Một số gia đình khi trẻ vừa về nhà, bạn bè, người thân đã đến thăm nhiều và nói lớn tiếng khiến bé khó chịu.
  • Phòng ngủ kín, ẩm thấp, không thoáng mát. Thậm chí một số gia đình vẫn giữ thói quen nằm than hoặc nướng bồ kết có thể khiến bé khó thở và không ngủ được.
  • Trẻ bị ướt mông do tè ướt tã, tràn tã.
  • Một số trẻ bị rối loạn giấc ngủ bẩm sinh khi mới chào đời. Tình trạng này sẽ được khắc phục từ từ khi mẹ tập thói quen ngủ cho trẻ.
  • Thiếu canxi, kẽm cũng gây ra tình trạng trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, bứt rứt, khó chịu.
  • Ngoài ra, sức khỏe của bé không tốt cũng là nguyên nhân khiến trẻ ít ngủ như: Bú kém, mệt mỏi, thở khò khè, sốt…

Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Trung bình bé sẽ ngủ từng giấc khoảng hai tiếng vào ban ngày, và một giấc từ bốn đến sáu tiếng vào ban đêm. Trong vài tháng đầu đời, bạn sẽ không nhận thấy chu kỳ ngủ rõ rệt. Thời gian ngủ cụ thể:

  • Trẻ 1 tuần tuổi: 8 giờ ban ngày, 8 giờ 30 phút ban đêm, tổng cộng 16 giờ 30 phút.
  • Trẻ 1 tháng tuổi: 7 giờ ban ngày, 8 giờ ban đêm, tổng cộng 15 giờ 30 phút.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: 5 giờ ban ngày, 10 giờ ban đêm, tổng cộng 15 giờ.
  • Trẻ 6 tháng tuổi: 3 giờ 15 phút ban ngày, 11 giờ ban đêm, tổng cộng 14 giờ 15 phút.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả để mẹ và con cùng có giấc ngủ ngon

Trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc

Trẻ sơ sinh hay vặn mình, ngủ không sâu giấc, ngủ ít có thể do môi trường ngủ quá ồn ào, do chế độ dinh dưỡng của mẹ hoặc nguyên do từ việc rối loạn giấc ngủ, trào ngược dạ dày khiến bé bứt rứt khó chịu.

Trẻ sơ sinh đột nhiên ngủ ít

Nếu chỉ là đôi khi trẻ sơ sinh ít ngủ hơn bình thường nhưng vẫn bú đều đặn, tăng cân ổn định thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Ngược lại nếu tình trạng này kéo dài, mẹ cần đưa bé thăm khám bác sĩ Nhi khoa để nhận được lời khuyên cụ thể.

Trẻ sơ sinh ngủ ít quấy khóc

Khi trẻ ít ngủ, quấy khóc thường xuyên không rõ nguyên nhân cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay nếu:

Khi trẻ quấy khóc kèm theo những dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe:

  • Trẻ nhẹ cân, lười ăn.
  • Trẻ khóc liên tục trên 2 giờ.
  • Trẻ quấy khóc bất thường dù đã trên 4 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?

Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không? Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, trong lúc ngủ các tế bào được kích thích sản sinh giúp bé phát triển. Trẻ ngủ giấc dài, sâu sẽ phát triển chiều cao và trí não tốt hơn những bé có giấc ngủ ngắn. Trẻ được coi là khỏe mạnh khi ngủ đủ giấc mỗi ngày, thức dậy đều đặn sau khoảng 3-4 giờ để bú. Mẹ đặc biệt cần lưu ý về vấn đề này khi nuôi dạy con nhỏ.

trẻ sơ sinh ngủ ít 1
Trẻ 2 tháng tuổi ít ngủ, hay quấy khóc rất dễ khiến mẹ bị trầm cảm

Trẻ sơ sinh ngủ không đủ thường phát triển chậm, còi cọc và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhiều ý kiến còn cho rằng trẻ ít ngủ sẽ “kém khôn”. Tuy chưa có sự kiểm chứng cụ thể nhưng cách lý giải cũng logic: Bé không ngủ đủ giấc, mệt mỏi, không muốn hoạt động dẫn đến nhận thức chậm cũng không phải hoàn toàn vô lý.

Trẻ sơ sinh ít ngủ thì mẹ cần làm gì?

Ngoài những bước tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục những vấn đề như phòng ngủ ồn ào, quá nhiều ánh sáng…, một số gợi ý mang tính “nền tảng” dưới đây có thể giúp trẻ có giấc ngủ sâu và dài hơn.

Bước 1: Giúp trẻ phân biệt ngày và đêm

Đối với trẻ sơ sinh, các bé hoàn toàn chưa có khái niệm và phân biệt được sự khác nhau giữa ngày và đêm. Điều này gây nên những sự lộn xộn về giấc ngủ của trẻ. Bạn nên giúp trẻ phân biệt và tạo thói quen thức nhiều vào ban ngày và ngủ lâu hơn vào ban đêm.

Vào ban ngày, bạn có thể kéo rèm che để ánh sáng có thể chiếu rọi vào phòng. Điều này vừa giúp không gian trở nên thông thoáng, vừa giúp trẻ ngủ ít hơn. Song song với đó, bạn nên dành nhiều thời gian chơi đùa, trò chuyện với trẻ vào ban ngày để trẻ làm quen dần với mọi thứ. Ngược lại, vào ban đêm, bạn nên giữ cho không gian xung quanh yên tĩnh để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Bước 2: Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ

Việc cho trẻ bú no trước khi ngủ sẽ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cho trẻ. Chú ý cân bằng và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Chúng sẽ đảm bảo giúp cho trẻ có thể dễ ngủ và ngủ lâu hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát và chú ý tã của bé. Khi tã bị ướt hoặc bẩn bạn cần thay tã sạch cho bé. Điều này sẽ giúp tạo cảm giác thoải mái, khô thoáng cần thiết cho trẻ.

Bước 3: Chú ý đến các dấu hiệu bất thường của trẻ

Nếu con đang ngủ bình thường đột nhiên ngủ ít và quấy khóc, mẹ cần chú ý theo dõi để tìm ra nguyên nhân. Những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ có thể dẫn đến tình trạng này như: quấy khóc nhiều, sốt, phát ban, nôn trớ, thở khò khè… thì nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra. Bé cũng có thể đang trải qua các tuần phát triển trí tuệ (wonder weeks) và sẽ trở lại bình thường khi đã làm chủ được các kỹ năng mới.

Bước 4: Hát ru con ngủ

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, hát ru mang đến những lợi ích tuyệt vời, nó không chỉ giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn, mà còn kích thích phát triển tư duy rất tốt. Những gia điệu nhẹ nhàng, êm dịu sẽ khiến bé cảm thấy vui vẻ và ngủ ngon. Nếu không thể hát được, mẹ có thể bật những đoạn nhạc nhẹ nhàng, những bài hát ru thu âm sẵn cho con nghe, kết hợp các động tác vỗ về để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Bước 5: Tạo thời khóa biểu sinh hoạt cho bé

Việc lập ra một thời khóa biểu ăn-chơi-ngủ điều độ vừa giúp bé cảm thấy thoải mái, an toàn vì biết trước điều gì xảy ra tiếp theo, vừa có tác dụng củng cố giấc ngủ của con. Khi đã đi vào một nhịp sinh hoạt cố định, bé sẽ ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Trẻ sơ sinh ngủ ít, hay ngủ quá nhiều cũng đều không tốt. Nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị còi cọc, chậm phát triển và mệt mỏi. Trẻ càng mệt mỏi lại càng quấy khóc, biếng ăn và còi cọc hơn. Vì vậy, nếu đã áp dụng mọi cách nhưng trẻ vẫn ít ngủ và quấy khóc, bố mẹ nên cho trẻ đi khám để nhận được lời khuyên của bác sĩ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Sleep in Infants (2-12 Months)
https://www.nationwidechildrens.org/specialties/sleep-disorder-center/sleep-in-infants
Ngày truy cập: 20/07/2022

2. Infant Sleep
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
Ngày truy cập: 20/07/2022

3. Sleep and Your 1- to 3-Month-Old
https://kidshealth.org/en/parents/sleep13m.html
Ngày truy cập: 20/07/2022

4. How Much Sleep Do Babies and Kids Need?
https://www.sleepfoundation.org/children-and-sleep/how-much-sleep-do-kids-need
Ngày truy cập: 20/07/2022

5. Coping with a lack of sleep with a newborn
https://www.nct.org.uk/life-parent/how-you-might-be-feeling/coping-lack-sleep-newborn
Ngày truy cập: 20/07/2022

x