- Có phát ban nổi ở trên mặt.
- Trẻ sơ sinh mọc răng hay xoa tai.
- Má của bé ửng hồng do sưng nướu.
- Nướu sưng đỏ ở khu vực răng sắp mọc.
- Bé bị sốt mọc răng, nhiệt độ dưới 38 độ C.
- Mẹ thấy bé nhai và gặm nhiều hơn bình thường.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khoảnh khắc khi bé yêu vừa chào đời, nhiều bố mẹ sẽ ngạc nhiên khi thấy bé có những chiếc răng sơ sinh đầu tiên. Vì hiện tượng trẻ sơ sinh mọc răng thường rất hiếm gặp nên cũng có rất nhiều “truyền thuyết” xoay quanh hiện tượng này. Tuy nhiên, việc trẻ mọc răng quá sớm có thể dẫn đến nhiều rắc rối mà mẹ cần chú ý và kịp thời xử lý.
Hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh không phổ biến nên các ông bố bà mẹ rất lo lắng và không biết phải làm gì khi bé yêu gặp tình huống này. Hãy cùng MarryBaby giải mã việc trẻ sơ sinh có răng ngay vừa khi chào đời mẹ nhé!
Tùy theo thể trạng và tốc độ phát triển của trẻ mà thời điểm trẻ sơ sinh mọc răng cũng sẽ khác nhau. Một số trẻ sơ sinh có thể có răng ngay khi vừa mới chào đời; nhưng cũng có bé bắt đầu mọc răng khi được 4 tháng tuổi; thậm chí có bé sau 12 tháng tuổi mới mọc răng.
Hầu hết, đa số trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Cho đến khi lên 3, bé sẽ hoàn thiện toàn bộ răng sữa của mình.
Hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh ngay khi vừa chào đời hoặc trong vòng 30 ngày đầu tiên sau sinh gọi là răng sơ sinh (natal teeth).
Các thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ sơ sinh mọc răng khi vừa chào đời là khoảng 1/7.000 đến 1/30.000. Như vậy, có thể thấy đây là một hiện tượng hiếm gặp và không phổ biến. Với hiện tượng này, bé thường mọc tối đa là 3 chiếc răng và không phân biệt bé trai hoặc bé gái.
Trẻ sơ sinh mọc răng đôi khi không có bị đau đớn hay khó chịu; nhưng các bé sẽ có thể có những dấu hiệu sau:
Để có thông tin chi tiết hơn về dấu hiệu trẻ sơ sinh mọc răng và cách xử lý, mẹ tham khảo bài viết Các dấu hiệu và triệu chứng trẻ mọc răng chính xác
Trên thực tế, răng của trẻ đã bắt đầu phát triển trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ bầu đóng vai trò quan trọng đối với việc mọc răng của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, theo Nghiên cứu năm 2008 đăng tải trên PubMed, thời gian trẻ sơ sinh mọc răng còn phụ thuộc vào các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và thói quen cho con bú của mẹ.
Có một số nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm mọc răng bao gồm: sinh non; nhẹ cân; dinh dưỡng kém hoặc do di truyền. Những hội chứng, rối loạn phát triển hoặc nội tiết cũng có thể làm chậm quá trình mọc răng.
Câu trả lời ngắn gọn là KHÔNG. Mỗi trẻ sơ sinh sẽ có những cột mốc phát triển riêng; theo đó, thời gian mọc răng của trẻ sơ sinh có thể khác nhau. Có những bé vừa chào đời đã có răng; nhưng cũng có bé phải qua một năm đầu đời.
Nếu sau khi được 1 tuổi mà trẻ sơ sinh không mọc bất kỳ chiếc răng nào; mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra nhé.
Sau đây là thứ tự mọc răng của bé, nhưng không phải bé nào cũng sẽ mọc răng lần lượt như vậy:
Răng cửa bên trên: Khi trẻ bước vào khoảng 9 đến 11 tháng.
Hầu hết trẻ em sẽ mọc hết răng sữa khi được 2 đến 3 tuổi.
>> Mẹ xem thêm: Thứ tự mọc răng của bé và lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ
Mọc răng có thể đi kèm với những triệu chứng khó chịu cho bé; do đó, mẹ bỏ túi ngay những mẹo sau đây để chăm sóc con tốt hơn:
>> Mẹ xem thêm: Cách chăm sóc khi bé mọc răng hàm không chịu ăn
Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu mọc răng vào bất kỳ thời điểm nào; thường là khi bé được 6 tháng tuổi. Nếu bé mọc răng trễ (sau 1 tuổi), mẹ cần lưu ý để đưa bé thăm khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Tips for Teething Pain: What’s Safe—and What’s Not
https://www.chla.org/blog/health-and-safety-tips/tips-teething-pain-what-s-safe-and-what-s-not
Ngày truy cập: 13.12.2022
2. Teething Tots
https://kidshealth.org/en/parents/teething.html
Ngày truy cập: 13.12.2022
3. Infant and toddler health
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/teething/art-20046378
Ngày truy cập: 13.12.2022
4. Baby teething symptoms
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/teething/baby-teething-symptoms/
Ngày truy cập: 13.12.2022
5. Baby’s First Tooth: 7 Facts Parents Should Know
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Babys-First-Tooth-Facts-Parents-Should-Know.aspx
Ngày truy cập: 13.12.2022