Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để có thể chăm sóc một em bé sơ sinh khỏe mạnh vốn là điều không hề dễ dàng. Người mẹ không chỉ phải có những kiến thức cơ bản, mà còn phải chú ý quan sát những thay đổi dù là nhỏ nhất trên cơ thể bé. Trong đó, tình trạng trẻ sơ sinh bị môi thâm là điều dễ khiến các mẹ lơ là. Tuy nhiên, đó lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khó lường ở trẻ.
Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý môi thâm ở trẻ sơ sinh, để cùng nhau có cách chăm sóc bé tốt nhất nhé!
Tình trạng da tím tái (cyanosis) là khi da có màu xanh lam. Nó thường xảy ra ở những nơi mà máu trong mạch máu có lượng oxy thấp hơn.
Trẻ sơ sinh môi thâm (circumoral cyanosis) là khi bé bị xanh tím quanh vùng miệng. Đặc biệt là môi trên. Nếu bé nhà mình có làn da màu sẫm hơn; môi của bé bị thâm sẽ trông có vẻ xám hoặc trắng hơn. Mẹ cũng sẽ thấy tình trạng này ở trên bàn tay hoặc bàn chân của trẻ.
Tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm được chia thành 2 loại:
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Nhịp tim trẻ em theo tuổi bình thường là bao nhiêu?
Như vậy, bé bị thâm môi có thể không phải là một tình trạng quá đáng báo động; nhưng mẹ cần kiểm tra thêm một số dấu hiệu khác để loại trừ những trường hợp cấp cứu y tế khẩn cấp.
Để làm được điều đó, mẹ cần biết nguyên nhân dẫn đến các loại tình trạng trẻ sơ sinh bị thâm môi.
Trẻ nhỏ bị thâm môi là hiện tượng môi của bé không có màu hồng như bình thường mà lại là màu tím. Thông thường, sự xuất hiện của tình trạng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lí nào đó trong cơ thể. Nguyên nhân trẻ sơ sinh môi thâm tùy thuộc vào loại tình trạng da tím tái bé gặp phải.
Tình trạng da tím tái trung ương ở trẻ sơ sinh thường do những vấn đề nghiêm trọng với đường thở; hệ hô hấp hoặc tim và tuần hoàn. Ở những bé như vậy, tình trạng tím tái cần được đánh giá và can thiệp ngay tức thì.
Tím tái trung ương có liên quan đến tim được gọi là bệnh tim bẩm sinh (cyanotic heart diseases). Tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm này có thể xảy ra khi:
Tím tái trung ương có liên quan đến phổi là do:
Da tím tái trung tâm ở trẻ mới sinh cũng có thể do lượng đường trong máu thấp, magiê trong máu thấp và do nhiễm trùng hoặc do động kinh hoặc các cơn co giật khác.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt: Là hiện tượng gì, nguyên nhân, cách xử trí ra sao?
Nguyên nhân của da tím tái ngoại vi gây hiện tượng trẻ sơ sinh môi thâm bao gồm:
>> Mẹ có thể xem thêm: 10 cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả, mẹ nào cũng nên nằm lòng
Một số nguyên nhân khác cũng giải thích vì sao trẻ sơ sinh môi thâm:
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để nhanh ‘đuổi’ bệnh đi ngay
Một câu hỏi mà nhiều phụ huynh thường đặt ra nhất chính là “Trẻ sơ sinh môi thâm có nguy hiểm không?”.
Để trả lời cho câu hỏi này, cần phải dựa vào những dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trang thâm môi ở trẻ. Trong đó, một số trường hợp trẻ sơ sinh môi thâm được cho là nguy hiểm khi bé có các dấu hiệu như:
>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị sưng môi trên: Cách xử lý hiệu quả, đơn giản và an toàn
Môi bé bị thâm không liên quan đến bệnh lý nguy hiểm; hoặc không đi kèm những dấu hiệu báo động nào; môi bé sẽ thường tự hồng hào trở lại. Đối với trẻ sơ sinh, môi bé sẽ hết tím tái vài ngày sau khi sinh.
Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, đặc biệt là liên quan đến hô hấp, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.
Bác sĩ có thể sẽ cần phải ổn định đường thở, hơi thở và tuần hoàn của trẻ sơ sinh trước khi cố gắng tìm ra nguyên nhân cơ bản.
Mặc dù tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm thường không quá nguy hiểm, nhưng chắc hẳn sẽ không có người mẹ nào cảm thấy dễ chịu khi đứa con yêu quý gặp phải tình trạng này. Vì vậy nên việc phòng ngừa thâm môi ở trẻ là điều thật sự cần thiết.
Trong đó, một số biện pháp mà bố mẹ cần lưu ý có thể kể đến như:
Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng bé bị thâm môi. Từ đó sẽ có được cách chăm sóc phù hợp nhất, nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Các dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh
http://benhviensannhibacgiang.vn/s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m/cac-dau-hieu-bat-thuong-o-tre-so-sinh/
Truy cập ngày: 27/10/2022
2. Một số dấu hiệu cha mẹ cần biết để đưa trẻ đi khám sớm
https://benhviennhitrunguong.gov.vn/mot-so-dau-hieu-cha-me-can-biet-de-dua-tre-di-kham-som.html
Truy cập ngày: 27/10/2022
3. Skin findings in newborns
https://medlineplus.gov/ency/article/002301.htm
Truy cập ngày: 27/10/2022
4. Blue skin or lips (cyanosis)
https://www.nhs.uk/conditions/blue-skin-or-lips-cyanosis/
Truy cập ngày: 27/10/2022
5. What is Cyanosis in Infants and Children?
https://www.cincinnatichildrens.org/health/c/cyanosis
Truy cập ngày: 27/10/2022
6. Is circumoral cyanosis a sign of peripheral or of central cyanosis?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2797223/
Truy cập ngày: 27/10/2022