Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 4 ngày trước

Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ là do đâu? Cách xử lý?

Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ là do đâu? Cách xử lý?
Tình trạng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chảy nước miếng thường xuất hiện trong khoảng hai năm đầu đời. Đây được xem là một phần trong quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ.

Nhưng nếu trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ thì sao? Có phải là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé!

1. Tại sao trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ? Bé chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì?

2.1 Tư thế khi ngủ khiến trẻ phì nước bọt

Tư thế ngủ của con có thể ảnh hưởng đến lượng nước bọt trẻ phì ra sau khi ngủ dậy. Nếu trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ, trọng lực sẽ giữ cho nước bọt ít chảy ra ngoài. Còn nếu trẻ sơ sinh nằm sấp hoặc nằm nghiêng, trọng lực có nhiều khả năng kéo nước bọt xuống gối, dẫn đến chảy nước dãi.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh mẹ cần biết

2.2 Bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng làm cho trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ

Nếu bé đang bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng theo mùa, những tình trạng này có thể làm viêm xoang và tắc nghẽn đường thở, khiến cho trẻ thở bằng miệng và chảy nhiều nước dãi hơn bình thường.

Các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh viêm loét miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh; bệnh tăng bạch cầu đơn nhân; viêm amidan và nhiễm trùng xoang, cũng có thể dẫn đến chảy nước dãi nhiều hơn.

2.3 Trào ngược dạ dày thực quản gây phì nước bọt khi trẻ sơ sinh ngủ

Trẻ sơ sinh chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì? Chảy nước bọt và nôn trớ là 2 biểu hiện phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày(GERD).

Những trẻ bị trào ngược dạ dày có thể cảm thấy như có một khối u trong cổ họng; điều này có thể khiến trẻ sơ sinh nôn trớ và phì nước bọt thường xuyên hơn cả cả khi thức và khi ngủ.

Ngoài ra, bất cứ khi nào thực quản của bé bị kích thích hoặc tắc nghẽn, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết nhiều nước bọt hơn để giảm bớt kích ứng, dẫn đến bé chảy nhiều nước dãi hơn.

2.4 Nghiến răng cũng làm trẻ chảy nước bọt khi ngủ

Việc trẻ sơ sinh phì nước bọt thường đi kèm với chứng nghiến răng khi ngủ. vì nước bọt có nhiều khả năng thoát ra khỏi miệng khi một người luôn mở miệng trong khi ngủ. Ngoài chảy nước dãi, một số triệu chứng phổ biến khác của chứng nghiến răng còn có:

trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ vì nghiến răng
Trẻ sơ sinh nghiến răng khi ngủ gây phì nước bọt

2.5 Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ do mắc các bệnh về răng miệng

Đối với trẻ trong giai đoạn mọc răng, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng kém có thể khiến bé bị sâu răng và tăng tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Thứ tự mọc răng của bé chuẩn 100% bố mẹ cần nhớ!

2.6 Thuốc và hóa chất

Các chất như morphin, pilocarpine, methacholine, haloperidol, selen, thủy ngân và clozapine có thể làm tăng tiết nước bọt.

Một số trẻ phì nước bọt khi ngủ có thể là do bú sữa của người mẹ đang cai nghiện chất kích thích.

2.7 Một số bệnh lý khác

Một vài bệnh lý như rối loạn thần kinh, bại não, rối loạn tự chủ di truyền (hội chứng Riley Day), hội chứng Rett… sẽ kèm theo triệu chứng tăng tiết nhiều nước bọt. Những căn bệnh này còn ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ gây khó nuốt, dẫn đến nhiều nước bọt hơn trong khoang miệng và chảy nước miếng là kết quả cuối cùng.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ

  1. Trẻ phì nước bọt do tư thế ngủ
  2. Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ do mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng
  3. Do trào ngược dạ dày thực quản
  4. Trẻ chảy nước bọt khi ngủ là do nghiến răng
  5. Mắc các bệnh về răng miệng, vệ sinh răng không kỹ
  6. Thuốc và hóa chất
  7. Một số bệnh lý khác như rối loạn thần kinh, bại não, rối loạn tự chủ di truyền,…

2. Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ có nguy hiểm không?

trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ

Trong đa số trường hợp, trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ là bình thường. Mặc dù việc tiết sẽ diễn ra vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, khí thức nhiều hơn khi ngủ, nhưng việc sản xuất nước bọt vẫn được diễn ra trong khi ngủ.

Nước bọt thực hiện nhiệm vụ quan trọng là giữ cho miệng và cổ họng được bôi trơn. Điều này cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho trẻ nhỏ và người lớn. Chính vì thế, đôi khi tuyến nước bọt vẫn hoạt động khi trẻ ngủ vào ban đêm sẽ khiến trẻ sơ sinh phì nước bọt.

Mặc dù phì nước bọt khi ngủ là bình thường nhưng nó có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Ví dụ, chảy nhiều nước dãi có thể gây nứt nẻ môi và miệng, hôi miệng, mất nước và cảm thấy xấu hổ. Thêm vào đó, dù chảy nước bọt khi ngủ đa số trường hợp là bình thường nhưng không thể loại bỏ khả năng do bệnh lý như đã đề cập.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: “Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

3. Các giai đoạn chảy nước bọt của trẻ sơ sinh

các giai đoạn phì nước bọt
Các giai đoạn chảy nước bọt của trẻ sơ sinh
  • Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi: Trong 2 tháng đầu sau khi sinh, trẻ có thể không chảy nước bọt do thường được đặt nằm ở tư thế ngửa. Nhưng sau 3 tháng tuổi, trẻ đã biết xoay trở mình khi nằm (nằm nghiêng, nằm úp) nên tình trạng phì nước bọt xuất hiện ở nhiều bé. Vì vậy, hầu hết trẻ 4 tháng tuổi chảy nhiều dãi là vô cùng bình thường.
  • Trẻ 6 tháng tuổi: Trong giai đoạn 6 tháng tuổi này, tình trạng chảy nước miếng của trẻ có thể được kiểm soát hơn so với trước đó nhưng vẫn sẽ tiếp diễn. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cầm đồ chơi cho vào miệng, tập nói… tình trạng chảy nước miếng có thể diễn ra nhiều hơn.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: Giai đoạn mọc răng vẫn đang tiếp diễn nên việc này có thể kích thích bé chảy nước miếng nhiều.
  • Trẻ 15 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, hầu hết trẻ nhỏ bắt đầu biết đi và chạy. Khi đó, trẻ có thể không chảy nước miếng nữa. Tuy nhiên, nếu như quá tập trung vào một hoạt động hay công việc nào đó; trẻ vẫn có thể chảy nước miếng.

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh phì nước bọt

Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ là một hiện tượng phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Hiện tượng này thường không gây nguy hiểm và sẽ tự hết khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ phì nước bọt khi ngủ:

  • Đảm bảo trẻ đặt trong tư thế an toàn khi ngủ: Cho trẻ nằm ngừa trong khi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng một khăn nhỏ kê dưới đầu của trẻ.
  • Lau sạch nước bọt cho trẻ thường xuyên: Nước bọt chảy xuống cằm, cổ, ngực của trẻ có thể gây ẩm ướt, khó chịu và nhiễm trùng. Ba mẹ nên thường xuyên lau sạch nước bọt cho trẻ bằng khăn mềm, sạch.
  • Giữ cho môi trường ngủ của trẻ thoáng mát: Môi trường ngủ thoáng mát, không quá nóng hay quá lạnh sẽ giúp trẻ dễ chịu và hạn chế tình trạng phì nước bọt.
  • Cho trẻ bú mẹ đúng cách: Trẻ sơ sinh bú mẹ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp trẻ không bị no quá mức, giảm thiểu tình trạng phì nước bọt.
  • Tập miệng cho bé khi ngủ: Để bé không phì nhiều nước bọt, cha mẹ có thể tập cho bé tư thế ngủ khép môi, vệ sinh răng miệng cho trẻ và cho trẻ tập một số liệu pháp vận động miệng để tăng cường sức mạnh cho hàm, má và môi.
  • Không nên la mắng trẻ vì phì nước bọt: Trẻ sơ sinh phì nước bọt là một hiện tượng tự nhiên, không phải là lỗi của trẻ. Ba mẹ không nên la mắng trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi và khó chịu.
  • Không nên dùng khăn quấn miệng trẻ để ngăn trẻ phì nước bọt: Việc dùng khăn quấn miệng trẻ có thể khiến trẻ khó thở và sặc.
  • Cho trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng bất thường: Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường kèm theo phì nước bọt, chẳng hạn như ho, khó thở, sốt,… ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

cách chữa trị trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ

5. Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi ngủ khi nào nên gặp bác sĩ?

Tuy phì nước bọt khi ngủ là tình trạng bình thường nhưng nếu trẻ sơ sinh đã quá tuổi chảy nước bọt và tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ nhi khoa. Việc phì nước bọt quá nhiều có thể xảy ra do sự phối hợp kém giữa miệng và lưỡi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt ở trẻ.

Nhằm kết luận chính xác trẻ có chảy nước miếng quá mức không, các bác sĩ có thể kiểm tra một số vấn đề trước đó như:

  • Chuyển động xung quanh lưỡi và môi của trẻ.
  • Tình trạng nuốt không trôi.
  • Kiểm tra phản xạ tự nhiên của bé.
  • Kiểm tra mũi.
  • Kiểm tra tư thế và hàm của trẻ có vững vàng hay không.

Trong hầu hết các trường hợp, phì nước bọt khi ngủ là một hiện tượng tự nhiên và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Drooling In Your Sleep: What Causes It and How to Stop
https://www.sleepfoundation.org/sleep-faqs/drooling-in-your-sleep
Ngày truy cập: 29/08/2022

2. Drooling in Your Sleep? Here’s Why It Happens and How to Treat It
https://www.sleepadvisor.org/drooling-in-sleep/
Ngày truy cập: 29/08/2022

3. Drooling
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/22384-drooling
Ngày truy cập: 29/08/2022

4. Sialorrhea (Excessive Drooling)
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/sialorrhea
Ngày truy cập: 29/08/2022

5. Excessive Drooling in Infants
https://www.birthinjuryhelpcenter.org/excessive-drooling.html
Ngày truy cập: 29/08/2022

6. Sialorrhea: a review of a vexing, often unrecognized sign of oropharyngeal and esophageal disease
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15681902/
Ngày truy cập: 29/08/2022

x