Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhé!
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là vấn đề về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Khi bị viêm da cơ địa, da của bé sẽ có các biểu hiện như đỏ, khô, sần sùi và ngứa ngáy [1].
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ hiện vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là biểu hiện thường gặp của mẫn cảm. Do đó, nếu thấy bé có các biểu hiện của viêm da cơ địa thể nhẹ như nổi mẩn đỏ, da khô, ngứa ngáy…, mẹ hãy nghĩ ngay đến nguyên nhân này và tư vấn bác sĩ để được thăm khám và có lời khuyên chính xác về cách hỗ trợ và phòng ngừa mẫn cảm cho bé.
Theo Viện Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Châu Âu, mẫn cảm là tình trạng xuất hiện các triệu chứng hoặc dấu hiệu lặp lại, bắt đầu bằng việc tiếp xúc với một tác nhân kích thích ở liều lượng mà người bình thường có thể dung nạp được. Trong đó, viêm da cơ địa, chàm… là những biểu hiện mẫn cảm ở da thường gặp. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện mẫn cảm về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… hoặc các biểu hiện về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng… [2].
Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch còn non nớt nên bé thường rất dễ bị kích ứng. Nếu trẻ có cơ địa mẫn cảm thì lại càng nhạy cảm và dễ bị kích ứng với dị nguyên từ môi trường, chẳng hạn như với các chất mẫn cảm có trong sữa. Do đó, trẻ sẽ có thể hay gặp phải các triệu chứng mẫn cảm như viêm da cơ địa, chàm…
Ngoài nguyên nhân về mẫn cảm, trẻ bị viêm da cơ địa còn có thể là do các nguyên nhân như: [1]
Bất kỳ vùng da nào ở trên cơ thể trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm da cơ địa. Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng viêm da cơ địa thường xuất hiện ở mặt, cổ, da đầu, khuỷu tay và đầu gối. Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng thường ảnh hưởng đến da bên trong khuỷu tay, mặt sau của đầu gối, hai bên cổ, quanh miệng và trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay [1].
Các triệu chứng có thể xảy ra khác nhau ở mỗi trẻ. Nếu bé chỉ có các biểu hiện của viêm da cơ địa thể nhẹ như da đỏ, ngứa, hoặc bong tróc thì nguyên nhân có thể là do mẫn cảm. Trường hợp bị nặng, bé có thể có các biểu hiện như: [1]
Các triệu chứng của viêm da dị ứng có thể giống như các tình trạng sức khỏe khác. Để biết chắc chắn con có bị viêm da dị ứng hay không, bạn cần đưa con đến bệnh viện khám sớm nhất có thể.
Viêm da cơ địa thể nhẹ do mẫn cảm thường không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Thực chất, mẫn cảm không phải là bệnh. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn chủ quan khi thấy con có biểu hiện viêm da cơ địa do mẫn cảm. Bởi viêm da cơ địa chỉ là khởi đầu cho tiến trình mẫn cảm và có thể dẫn đến phản ứng mẫn cảm ở đường hô hấp ở tuổi trưởng thành [3], [4]. Bên cạnh đó, tình trạng mẫn cảm nếu kéo dài, không can thiệp thì có thể đưa đến nhiều hệ lụy như khiến bé chậm tăng cân, bé thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như khiến bé tăng nguy cơ bị dị ứng sau này [5]. Do đó, khi thấy con có biểu hiện viêm da cơ địa và nghi ngờ là do mẫn cảm, tốt nhất mẹ nên tư vấn với bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên về cách hỗ trợ, phòng ngừa mẫn cảm cho bé.
Với những nguyên nhân khác, nếu không điều trị, viêm da cơ địa có thể gây nhiễm trùng da ở do vi khuẩn và viêm da liên quan đến dị ứng khác. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, khiến bé ngủ không sâu vì ngứa. Nặng hơn nữa, triệu chứng ngứa của viêm da cơ địa có thể dẫn đến tâm trạng của bé chán nản, thụ động, thiếu năng lượng [6].
Dinh dưỡng là một trong những biện pháp trực tiếp giúp hỗ trợ phòng ngừa các triệu chứng mẫn cảm cho bé. Do đó, nếu bé bị viêm da cơ địa do mẫn cảm, bạn sẽ cần đặc biệt lưu tâm đến việc chọn một chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ, phòng ngừa mẫn cảm cho con.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và cho đến khi 2 tuổi [7]. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà còn có thể giúp hỗ trợ trẻ có cơ địa mẫn cảm. Nghiên cứu cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp giảm tần suất viêm da dị ứng; giảm khởi phát sớm những cơn khò khè và giảm tần suất dị ứng sữa bò [8].
Ngoài ra, sau giai đoạn bú mẹ, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Do đó, ở giai đoạn này, mẹ sẽ cần chọn đúng loại sữa cho bé để giúp hỗ trợ, phòng ngừa mẫn cảm.
Việc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, tuổi, sức khỏe và mức độ nghiêm trọng mà bé đang gặp phải. [6]
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để viêm da cơ địa ở trẻ và người lớn nhưng bạn có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để giảm ngứa và viêm; bổ sung độ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ. [6]
Đối với việc dùng thuốc, kể cả với thuốc không kê đơn và thuốc bôi ngoài da, bạn không nên tự ý sử dụng cho bé mà không trao đổi hoặc có sự tư vấn từ bác sĩ. Một số loại thuốc điều trị viêm da dị ứng mà bác sĩ có thể chỉ định cho bé là:
Tóm lại, triệu chứng viêm da cơ địa thường xuất hiện ở mặt, cổ, da đầu, khuỷu tay và đầu gối với các biểu hiện thường thấy là da khô, ngứa dữ dội, đỏ… Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do mẫn cảm hoặc một số nguyên nhân khác. Với trường hợp viêm da cơ địa do mẫn cảm, bạn nên tư vấn với bác sĩ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Pediatric Eczema (Atopic Dermatitis)
https://childrensnational.org/visit/conditions-and-treatments/allergies-immunology/eczema-atopic-dermatitis Ngày truy cập: 30/5/2022
2. Dreborg S. Dietary prevention of allergy, atopy, and allergic diseases. J Allergy Clin Immunol. 2003;111(3):467-470. doi:10.1067/mai.2003.175
3. Preventive effect of hydrolyzed infant formulas persists until age 6 years: Long-term results from the German Infant Nutritional Intervention Study (GINI) https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0091674908007653 Ngày truy cập: 5/6/2024
4. Allergies in high-risk schoolchildren after early intervention with cow’s milk protein hydrolysates: 10-year results from the German Infant Nutritional Intervention (GINI) study https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23506844/ Ngày truy cập: 5/6/2024
5. Short-term symptom improvement in infants with suspected cow’s milk protein allergy using amino acid formula: a prospective cohort analysis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10318537/ Ngày truy cập: 5/6/2024
6. Atopic Dermatitis in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=atopic-dermatitis-in-children-90-P01675 Ngày truy cập: 30/5/2022
7. Recommendations and Benefits https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/recommendations-benefits.html# Ngày truy cập: 5/6/2024
8. The Effect of Breastfeeding on Food Allergies in Newborns and Infants https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10297573/ Ngày truy cập: 5/6/2024