Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân
Cập nhật 30/01/2024

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến, thường gặp ở trẻ. Mẹ không nên chủ quan khi thấy con có những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu, chẳng hạn như cảm thấy đau buốt, tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu són,...

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em (hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiểu) là một căn bệnh cấp tính tương đối phổ biến. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong bàng quang; hoặc thậm chí là thận của trẻ.

Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em sẽ không thể tự thuyên giảm mà cần sử dụng các loại thuốc điều trị. Do đó, mẹ không nên chủ quan khi thấy con bị nhiễm trùng đường tiểu mẹ nhé!

1. Các dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

1.1 Dấu hiệu ở trẻ dưới 3 tuổi

Trẻ dưới 3 tuổi bị nhiễm trùng đường tiểu thường có những triệu chứng không điển hình, “thầm lặng”, và khó phát hiện. Đặc biệt, trẻ sơ sinh (bé dưới 1 tuổi) cũng gặp khó khăn; và không thể nói lên sự khó chịu liên quan đến đường tiểu. Hơn nữa, do trẻ sơ sinh thường xuyên mặc tã; và số lần đi tiểu của trẻ cũng nhiều; nên mẹ khó có thể theo dõi được tình trạng trẻ đi tiểu lắt nhắt nhiều hơn bình thường.

Để phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em dưới 3 tuổi; mẹ có thể dựa theo các biểu hiện gián tiếp của con như:

Đối với trẻ càng nhỏ; việc phát hiện khó khăn có thể dẫn đến các biểu hiện nặng hơn do bệnh kéo dài. Chưa kể sức đề kháng của trẻ yếu hơn khiến vi trùng xâm nhập vào máu; lan nhanh khắp cơ thể và gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết.

Mẹ nên biết cách vệ sinh vùng kín bé gái và bé trai sau khi đi tiểu, đại tiện, giữ vùng kín của con khô thoáng, đồng thời thay tã, bỉm, quần cho con thường xuyên để tránh vi khuẩn. Bên cạnh đó, mẹ cần nhớ không nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh, có hóa chất để rửa vùng kín của con sẽ rất nguy hiểm.

>> Mẹ có thể xem thêm:

1.2 Dấu hiệu ở trẻ từ 3 tuổi trở lên

Dấu hiệu ở trẻ từ 3 tuổi trở lên

Các biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên thường thấy bao gồm:

  • Bé gái, bé trai đi tiểu bị đau.
  • Thường đi tiểu lắt nhắt, đi tiểu nhiều hơn bình thường mặc dù mỗi lần chỉ có thể đi tiểu một lượng rất nhỏ.
  • Tiểu són trong quần.
  • Tiểu dầm không kiểm soát vào ban đêm.
  • Sốt.
  • Chán ăn, không có cảm giác ngon miệng.
  • Có biểu hiện mệt mỏi, không khỏe, lừ đừ uể oải.
  • Nước tiểu có mùi hôi, có thể đục hoặc lẫn với máu.
  • Đau bụng ở vùng bàng quang; vùng bụng dưới hoặc vùng hông và lưng.

Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em còn có thể dẫn đến biểu hiện nôn mửa. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng gặp triệu chứng này.

Ba mẹ nên dạy trẻ biết về các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu hoặc nếu con thấy có những bất thường nào trong sinh hoạt dù nặng hay nhẹ cũng cần báo cho ba mẹ biết để có hướng xử trí phù hợp. Một số trẻ thường ngại về những tình trạng của mình mà dấu đi những vấn đề mình gặp phải, ba mẹ cần quan tâm và theo dõi con để giúp con đúng lúc.

2. Yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em

Nhiễm trùng tiểu là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em; đặc biệt là các bé gái bởi niệu đạo (đường tiểu) của bé gái thường ngắn hơn và gần hậu môn hơn nên cũng dễ nhiễm trùng hơn. Không chỉ vậy, các bé trai dưới 1 tuổi; chưa cắt bao quy đầu cũng có nguy cơ gặp tình trạng nhiễm trùng đường tiểu cao hơn.

Ngoài ra, một số các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em có thể kể đến như:

  • Trẻ gặp các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu (chẳng hạn như thận bị dị dạng, tắc nghẽn đường tiểu,…).
  • Gặp vấn đề trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản và lên thận (trào ngược túi niệu quản).
  • Có thói quen vệ sinh chưa phù hợp.
  • Tiền sử gia đình có người từng bị nhiễm trùng đường tiểu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em rất dễ điều trị nếu được phát hiện sớm. Ngược lại, nếu không được chẩn đoán hoặc không được điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh này có thể dẫn đến tổn thương thận. Do đó, khi thấy bé trai, bé gái bị đau vùng kín khi đi tiểu; mẹ nên chủ động đưa con đến các cơ sở y tế mẹ nhé!

3. Chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu

chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu
Chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu, bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi liên quan đến thói quen sinh hoạt; vệ sinh của bé gái và bé trai; tiền sử gia đình,… sau đó thực hiện khám và lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm.

Việc lấy mẫu như thế nào phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ lớn hơn có thể chỉ cần đi tiểu vào cốc vô trùng. Đối với trẻ nhỏ mặc tã; bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sử dụng ống thông tiểu; một ống mỏng được đưa vào niệu đạo lên đến bàng quang để lấy mẫu nước tiểu “sạch”.

Sau khi có được mẫu nước tiểu, các bác sĩ sẽ thực hiện quan sát bằng kính hiển vi hoặc nuôi cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm để xác định loại vi khuẩn nào đang gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em; từ đó lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

4. Cách điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Tình trạng nhiễm trùng tiểu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc uống thuốc kháng sinh trong bao nhiêu ngày còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các triệu chứng của việc nhiễm trùng đường tiểu như tiểu buốt, đau rát sẽ cải thiện trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.

Sau vài ngày dùng kháng sinh, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ đưa bé đến bệnh viện làm lại xét nghiệm nước tiểu để chắc chắn rằng tình trạng nhiễm trùng đã được điều trị khỏi hoàn toàn, tránh việc bệnh tái phát nhiều lần.

Nếu trẻ bị đau dữ dội khi đi tiểu, bác sĩ cũng có thể kê thuốc tê niêm mạc đường tiết niệu liều mạnh để giảm sự khó chịu của trẻ. Khi cho bé sử dụng thuốc này, mẹ có thể thấy nước tiểu của con chuyển sang màu cam. Và trong quá trình điều trị bệnh, mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, hạn chế thức uống có chứa caffeine (có thể gây kích thích bàng quang).

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em sẽ được chữa khỏi trong vòng một tuần điều trị nên mẹ không cần phải quá lo lắng mẹ nhé!

Điều trị các trường hợp nhiễm trùng tiểu nặng hơn

Nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ nhập viện để theo dõi và điều trị bằng cách tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch. Thông thường, trẻ sẽ được yêu cầu nhập viện nếu:

  • Sốt cao.
  • Trông ốm yếu.
  • Có nguy cơ nhiễm trùng thận.
  • Dưới 6 tháng tuổi.
  • Vi khuẩn từ đường tiết niệu bị nhiễm trùng có thể đã lây lan vào máu.
  • Trẻ bị mất nước, nôn mửa; không thể uống thuốc và các loại đồ uống bằng đường miệng.

5. Phương pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em

Để hạn chế tình trạng trẻ em bị nhiễm trùng đường tiểu; mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, nên chú ý thay tã thường xuyên để giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu.
  • Khi trẻ bắt đầu ngồi bô, nên hướng dẫn trẻ cách vệ sinh vùng kín đúng cách. Đặc biệt, nên hướng dẫn các bé gái vệ sinh từ trước ra sau; thay vì từ sau ra trước để tránh vi trùng lây lan từ hậu môn sang niệu đạo.
  • Khi bé bắt đầu đi học, mẹ nên lưu ý bé không nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng có nhiều chất hóa học; để tránh kích ứng vùng nhạy cảm.
  • Nên cho bé mặc đồ lót bằng vải cotton thay vì nylon để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước.

6. Khi nào nên cho trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu mẹ nghi ngờ con đang gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em, mẹ có thể dựa theo một số dấu hiệu sau đây của trẻ để cân nhắc việc đưa con đến các cơ sở y tế khám và điều trị:

  • Trẻ sốt trên 38,3°C (đối với trẻ em) và 38°C (đối với trẻ sơ sinh) mà không rõ nguyên nhân, có kèm theo ớn lạnh.
  • Đau lưng hoặc cảm thấy đau đớn khi đi tiểu.
  • Đi tiểu có mùi hôi, nước tiểu có máu hoặc đổi màu.
  • Đau thắt lưng hoặc đau bụng (đặc biệt là dưới rốn).

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách giúp bé dễ đi tiểu khi bị bí tiểu, tiểu rắt

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến; thường gặp ở trẻ. Vì vậy, đừng nên chủ quan khi thấy con có những dấu hiệu bất thường mẹ nhé!

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Urinary Tract Infections (UTIs)
https://kidshealth.org/en/parents/urinary.html#:~:text=Urinary%20tract%20infections%20(UTIs)%20are,or%20have%20lower%20belly%20painNgày truy cập: 25/01/2022

2. Urinary Tract Infections in Children
https://www.urologyhealth.org/urology-a-z/u/urinary-tract-infections-in-children
Ngày truy cập: 25/01/2022

3. Urinary Tract Infection in Children
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6751349/
Ngày truy cập: 25/01/2022

4. Urinary tract infection (UTI)
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Urinary_tract_infection_UTI/
Ngày truy cập: 25/01/2022

5. Diagnosis and Treatment of Urinary Tract Infections in Children
https://www.aafp.org/afp/2011/0215/p409.html
Ngày truy cập: 25/01/2022

6. Nhiễm trùng tiểu trẻ em
https://bvndtp.org.vn/nhiem-trung-tieu-tre-em/#:~:text=Nhi%E1%BB%85m%20tr%C3%B9ng%20ti%E1%BB%83u%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t,kh%E1%BB%8Fe%20hay%20b%E1%BB%87nh%20r%E1%BA%A5t%20n%E1%BA%B7ng.
Ngày truy cập: 25/01/2022

x