Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 25/10/2024

Nhịp tim trẻ em theo tuổi bình thường là bao nhiêu?

TÀI TRỢ BỞI:

Nhịp tim trẻ em theo tuổi bình thường là bao nhiêu?
Nhịp tim của người lớn thường nằm trong khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút. Trong khi đó, nhịp tim của trẻ em thường là bằng hoặc cao hơn tùy vào độ tuổi.

Nhưng phần lớn cha mẹ thường không để ý và nghĩ rằng nhịp tim trẻ em cũng sẽ có nhịp tương tự như người lớn. Trong bài viết này, cha mẹ sẽ biết nhịp tim bình thường của trẻ em từ 0-18 tuổi là bao nhiêu. Đồng thời biết cách nhận diện khi nhịp tim của trẻ khi nào là bình thường và bất thời, cũng như được hướng dẫn cách đo nhịp tim cho con.

1. Nhịp tim (mạch) của trẻ em theo tuổi

Nhịp tim chính là số lần tim đập trong mỗi phút. Thông thường, nhịp tim (hay mạch) bình thường của trẻ em 0 – 18 tuổi nằm trong khoảng 47 đến 180 nhịp/phút. Nhịp tim (mạch) bình thường của trẻ theo từng độ tuổi cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh là khoảng 100 – 160 nhịp/phút.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi là khoảng 88 – 136 nhịp/phút.
  • Trẻ 4 – 12 tuổi là khoảng 65 – 115 nhịp/phút.
  • Trẻ từ 12 – 18 tuổi là khoảng 47 – 104 nhịp/phút.

Khi trẻ càng lớn thì các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, huyết áp sẽ càng giảm theo từng độ tuổi. Cha mẹ lưu ý, nhịp tim của trẻ em cần được đo khi con đang trong trạng thái nghỉ ngơi và không khóc, hoặc đang chạy hay chơi đùa.

Sau đây là danh sách nhịp tim bình thường của trẻ từ 0 đến 18 tuổi được công bố trong một nghiên cứu năm 2011, đăng tải trên Tạp chí y khoa The Lancet:

nhịp tim của trẻ từ 0 - 18 tuổi
Nhịp tim (mạch) của trẻ em theo tuổi (2,3,4,5,8,10,12 tuổi) được công bố trong một phân tích tổng hợp 69 nghiên cứu khác nhau về nhịp tim trẻ em.

Tốt nhất là cha mẹ cần nói chuyện với bác sĩ nhi khoa nếu thấy lo lắng về nhịp tim của trẻ. Vì những thông tin được trích trong nghiên cứu chỉ nên dùng để tham khảo. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đưa ra một tỷ lệ chính xác hơn dành riêng cho từng trẻ theo từng độ tuổi.

Cha mẹ có thể thấy rằng, trẻ càng lớn tuổi nhịp tim sẽ càng giảm. Do đó, cha mẹ nhớ là không nên lấy mức nhịp tim của người trưởng thành để tham chiếu với nhịp tim của trẻ.

>> Xem thêm: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

2. Chỉ số chuẩn về nhịp tim, nhịp thở, huyết áp theo lứa tuổi

Ngoài chú ý đến nhịp tim của trẻ em theo tuổi, cha mẹ có thể tham khảo thêm nhịp thở của con theo từng độ tuổi khác nhau:

nhịp thở của trẻ em từ 0 - 18 tuổi
Ngoài nhịp tim trẻ em theo tuổi cha mẹ cũng cần hiểu nhịp thở bình thường của con.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không?

3. Cách nhận biết nhịp tim bất thường ở trẻ em theo tuổi

Nhịp tim của trẻ em theo tuổi có thể bình thường, nhanh hoặc chậm. Trong một số dạng nhịp tim nhanh, như nhịp tim nhanh trên thất (SVT), nhịp tim của trẻ em có thể tăng trên 220 nhịp/phút. Ngược lại, một đứa trẻ có nhịp tim chậm có thể dưới 40 nhịp/phút.

Nhịp tim quá nhanh hoặc chậm có thể là một trường hợp khẩn cấp về y tế, đặc biệt nếu con có bất kỳ triệu chứng như:

Trong trường hợp nêu trên, cha mẹ cần tìm gặp bác sĩ ngay lập tức. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần trao đổi thêm với bác sĩ nhi khoa nếu trẻ có những biểu hiện sau:

  • Con thường có nhịp tim trên mức bình thường ngay cả khi đang ngủ.
  • Con thường có nhịp tim ở mức thấp ngay cả khi con đã chạy xung quanh và chơi đùa.

Nhịp tim trên giới hạn mức bình thường có thể là dấu hiệu của một bệnh tim tiềm ẩn. Nó cũng có thể là báo hiệu cho các vấn đề khác như nhiễm trùng hoặc liên quan đến trao đổi chất.

Mặc dù tình trạng rối loạn nhịp tim không hẳn là có liên quan đến bệnh lý, tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ cần can thiệp điều trị y tế. Do đó cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý.

>> Đọc : Bé bị sưng môi trên: Cách xử lý hiệu quả, đơn giản và an toàn

Cách nhận biết mạch bất thường

4. Cách đo nhịp tim cho trẻ em theo tuổi

Muốn biết nhịp tim bình thường của trẻ em theo tuổi thì cha mẹ cần phải đo. Có hai cách để đo nhịp tim cho trẻ như sau:

4.1 Sử dụng máy đo nhịp tim

Cha hoặc mẹ lựa chọn một nơi yên tĩnh có không gian thoáng và để trẻ ngồi hoặc nằm trong tư thế thoải mái. Lưu ý, cha mẹ nên đo lúc trẻ đang bình tĩnh. Nếu trẻ mới vừa vận động hoặc cười, khóc, cha mẹ nên đợi khoảng 5 phút khi nhịp tim của trẻ đã ổn định thì mới đo.

4.2 Cách đếm nhịp tim của trẻ thủ công

Đối với cách này, cha mẹ sẽ đặt ngón trỏ và ngón giữa lên mạch ở cổ, cổ tay hoặc nách của trẻ và đếm số nhịp mạch đập trong một phút. Cha mẹ có thể sử dụng chức năng đồng hồ bấm giờ có trong điện thoại hoặc đồng hồ bấm giờ thông thường để đo mạch của trẻ.

Cách đo nhịp tim
Có 2 cách đo nhịp tim và mạch trẻ em theo tuổi: (1) Sử dụng máy đo và (2) đếm nhịp đập thủ công

5. Một số rối loạn nhịp tim thường gặp ở trẻ

Nhịp tim trẻ em thay đổi theo tuổi. Nhịp tim không đều hay nhịp tim biến đổi bất thường là khi trẻ bị rối loạn nhịp tim hoặc tim đập quá nhanh hoặc quá chậm. Lúc này cha mẹ cần phải thận trọng và chú ý theo dõi mạch của trẻ liên tục.

5.1 Rối loạn nhịp tim ở trẻ em

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em có thể do:

  • Một tình trạng thể chất chẳng hạn như khuyết tật tim.
  • Khóc và chơi đùa cũng có thể làm thay đổi nhịp tim của trẻ trong một thời gian ngắn.
  • Do phản ứng với các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như sốt, nhiễm trùng và một số loại thuốc nhất định.
Nếu tình trạng nhịp tim của trẻ đập quá nhanh, quá chậm hay thay đổi thất thường, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến tim mà còn ảnh hưởng chéo đến các cơ quan khác như thận, tim, gan và não.

5.2 Tim đập nhanh

Nhịp tim nhanh là tình trạng nhịp tim cao hơn bình thường. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhịp tim khi nghỉ ngơi hơn 160 nhịp/phút được coi là nhịp tim nhanh. Đối với thanh thiếu niên con số này là 90 nhịp/phút. (Không đề cập đến trường hợp khi trẻ đang vận động mạnh)

Những trường hợp khiến tim trẻ đập nhanh bao gồm:

  • Thân nhiệt tăng
  • Chảy máu
  • Thiếu máu
  • Viêm cơ tim
  • Trẻ đang vận động
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Tâm lý căng thẳng, gào khóc.
Một số tình huống nhịp tim đập nhanh không cần điều trị và tự trở lại bình thường sau đó. Tuy nhiên, một số dạng rối loạn nhịp tim nhanh khác lại nguy hiểm hơn và có thể gây ra vấn đề cho trẻ em. Vậy nên, cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

5.3 Tim đập quá chậm do mắc chứng tổng hợp Sick Sinus

Trẻ em mắc chứng tổng hợp Sick Sinus do các bệnh liên quan đến cơ tim hoặc bệnh tim bẩm sinh gây ra sẽ có biểu hiện là nhịp tim trẻ em theo tuổi quá chậm, trẻ có vận động nhưng nhịp tim không tăng theo.

>> Đọc thêm: Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?

6. Cách chăm sóc trẻ có rối loạn nhịp tim

6.1 Học cách làm chậm nhịp tim của con

Nếu con bị tái phát các đợt nhịp tim nhanh, bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ và trẻ các cách để làm chậm nhịp tim.

  • Đôi khi ho hoặc nôn khan là hữu ích.
  • Đôi khi, một túi nước đá chườm lên mặt cũng có tác dụng.
  • Phương pháp Valsalva – khép mũi và miệng và cố gắng thở ra – cũng có thể hiệu quả.

Luôn làm theo các khuyến nghị của bác sĩ một cách chính xác. Đừng ngại đặt câu hỏi nếu cha mẹ không hiểu đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ đối với rối loạn nhịp tim trẻ em theo tuổi.

Cách chăm sóc trẻ

6.2 Hiểu và quản lý thuốc

Khi trẻ cần sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc đúng thời điểm. Một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim phải được tiêm vào các khoảng thời gian đều đặn trong ngày.

Cha mẹ lưu ý:

  • Bác sĩ sẽ giúp cha mẹ xác định cách cho thuốc mà ít gây bất tiện nhất. Đừng ngại đặt câu hỏi.
  • Luôn dùng thuốc đúng theo khuyến cáo của bác sĩ. Không bao giờ ngừng cho thuốc mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước.

>> Đọc thêm: 3 nguyên nhân khiến trẻ cảm lạnh làm mẹ không thể ngờ

6.3 Tìm hiểu CPR và các quy trình khẩn cấp

Bất kỳ cha mẹ nào cũng nên học quy trình hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary resuscitation – CPR). Cha mẹ có thể cứu mạng con kể cả trong trường hợp trẻ sơ sinh bị hội chứng đột tử (SIDS).

Kỹ năng hô hấp nhân tạo bao gồm nhận biết các dấu hiệu khó thở và tim ngừng đập là rất quan trọng nếu con bị bệnh tim, hoặc có nguy cơ mắc chứng loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.

6.4 Hiểu và quản lý thiết bị cấy ghép của con

Nếu trẻ có máy chuyển nhịp – phá rung tự động (Implantable Cardioverter-Defibrillators – ICD); hoặc máy khử rung tim, bác sĩ hoặc y tá sẽ cung cấp cho cha mẹ thông tin chi tiết về thiết bị và cách kiểm tra.

Nếu con có máy tạo nhịp tim (pacemaker) – một thiết bị đặc biệt cho phép cha mẹ sử dụng điện thoại để truyền tín hiệu từ máy tạo nhịp tim đến bác sĩ. Điều này giúp cho bác sĩ thông tin chi tiết về hoạt động hàng ngày của thiết bị. Nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ liên hệ và cho cha mẹ biết phải làm gì.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhịp tim trẻ em rất nhanh hoặc rất hậm, là một trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu y tế, đặc nếu có kèm theo các triệu chứng như: chóng mặt, cáu kỉnh, ngất xỉu… Điều quan trọng là cha mẹ cần cho bác sĩ Nhi khoa hoặc bác sĩ Tim mạch Nhi biết, nếu nhịp tim của trẻ tiệm cận giới hạn trên hoặc dưới mức bình thường.

Các trường hợp cụ thể bao gồm:

  • Nhịp tim của trẻ ở mức thấp so với lứa tuổi, và không tăng lên ngay cả khi chạy nhảy và chơi đùa.
  • Nhịp tim của trẻ luôn ở mức cao nhất so với mức bình thường, ngay cả khi đang ngủ.
  • Nhịp tim cao hơn giới hạn trên của mức bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh tim tiềm ẩn; hoặc là dấu hiệu cho các vấn đề khác trong cơ thể như nhiễm trùng, rối loạn trao đổi chất,…

Kết luận

Hiểu nhịp tim của trẻ em theo độ tuổi và những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim giúp cha mẹ đưa ra quyết định sáng suốt hơn, và biết khi nào nên lo lắng về những bất thường trong nhịp tim của trẻ và khi nào không.

Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về nhịp tim của con.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pediatric respiratory rate and heart rate lower limit, normal range, and upper limit by age
https://www.uptodate.com/contents/image/print?imageKey=EM%2F78097
Ngày truy cập: 25.10.2024

2. Normal ranges of heart rate and respiratory rate in children from birth to 18 years of age: a systematic review of observational studies
https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(10)62226-X/fulltext
Ngày truy cập: 25.10.2024

3. Types of Arrhythmia in Children
https://www.heart.org/en/health-topics/arrhythmia/about-arrhythmia/types-of-arrhythmia-in-children
Ngày truy cập: 25.10.2024

4. Arrhythmias in Children
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14788-arrhythmias-in-children
Ngày truy cập: 25.10.2024

5. All About Heart Rate (Pulse)
https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/the-facts-about-high-blood-pressure/all-about-heart-rate-pulse
Ngày truy cập: 25.10.2024

x