Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bệnh da liễu ở trẻ em là vấn đề thường gặp khi chăm sóc con. Da ở trẻ nhỏ rất mẫn cảm. Việc tiếp xúc với môi trường xung quanh hay thời tiết cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ mắc bệnh ngoài da như rôm sảy, phát ban, ung nhọt, chàm sữa,… khiến trẻ quấy khóc, khó chịu.
Để nhận diện bệnh da liễu ở trẻ hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Bệnh da liễu ở trẻ em có nhiều loại, tổn thương da đa dạng. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu để có cách chữa trị, chăm sóc phù hợp nhất…
Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Đây là bệnh rất dễ lây truyền và bùng phát thành dịch bệnh diện rộng. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp.
Biểu hiện của bệnh là các mụn nước mọc ở đầu, mặt và toàn thân.Thủy đậu là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh thường từ 2-3 tuần.
Thủy đậu là 1 căn bệnh về da mà trẻ nhỏ thường gặp. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay tỉ lệ trẻ nhỏ mắc thủy đậu càng ngày càng ít vì đã có vaccine phòng ngừa. Tất cả trẻ em trên 12 tháng đều được khuyên và nhắc nhở tiêm phòng thủy đậu.
Triệu chứng:
Biểu hiện: Nổi đỏ thành từng mảng, khô hơn vùng da bình thường và dễ bị viêm nhiễm. Nếu nặng hơn, vùng da bị viêm sẽ đỏ hơn, ứa nước, nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi một số loại xả phòng, bột giặt, nước hoa.
Cách chăm sóc và điều trị:
Tay chân miệng là một bệnh da liễu ở trẻ em truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm.
Biểu hiện: Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:
Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.
Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:
Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, loét miệng, rộp da, mụn lở.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh tay chân miệng. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Viêm da dị ứng là bệnh da liễu ở trẻ em khiến da bé dễ bị mẩn đỏ, ngứa, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày.
Đối với trẻ sơ sinh, triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sớm, vào khoảng từ 2 đến 3 tháng tuổi. Trẻ có thể chà xát vào giường, thảm hay những vật dụng xung quanh để giảm ngứa. Việc này rất dễ gây ra nhiễm trùng da.
Khi viêm da dị ứng khởi phát ở 2 tuổi, trẻ thường xuyên bị phát ban trên nếp gấp của khuỷu tay hay gối. Vùng da này trở nên dày hơn do cào gãi.
Cách khắc phục:
Mề đay là bệnh thường gặp, phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính. Khi tiếp xúc với các mầm bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin.
Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm.
Mề đay có thể là dạng cấp tính (kéo dài không quá 6 tuần) hoặc mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay như: dị ứng thời tiết, tiếp xúc với môi trường lạnh, dị ứng với hóa mỹ phẩm, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, mệt mỏi, stress,….
Tuy bệnh mề đay không lây, hầu như không đe dọa tới tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt của bé.
Vì vậy, nếu phát hiện có những dấu hiệu mắc bệnh như làn da nổi mẩn màu đỏ, hồng, ngứa ngáy khó chịu,… trẻ nên sớm đi khám tại các bệnh viện uy tín về chuyên môn da liễu.
Ung nhọt là bệnh da liễu ở trẻ em do nhiễm khuẩn ở nang lông, thường gây lở loét sâu trên da, có chứa mủ và gây đau. U nhọt thường hình thành thành từng khối, sưng và tấy đỏ.
Các u nhanh chóng phát triển lớn hơn và tích mủ bên trong, làm người bệnh cảm thấy đau tại vùng da có u nhọt. Đến một lúc nào đó, u nhọt sẽ bị vỡ ra và chảy mủ.
Bạn thường có thể tự điều trị các u nhọt nhỏ. Nhưng bạn nên gặp bác sĩ nếu có nhiều hơn một u nhọt tại một thời điểm hoặc nếu nhọt:
Trong các bệnh da liễu ở trẻ em, phát ban trên da (nổi mẩn ngứa) là những mảng hoặc chấm da đổi màu – thường màu đỏ – mới xuất hiện khi có hiện tượng viêm da do dị ứng hoặc các bệnh nhiễm trùng.
Ban da thường nổi cấp tính. Các triệu chứng thường kèm với nổi ban da là ngứa và nổi bóng nước.
Triệu chứng:
Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra khi chúng ta vệ sinh không sạch sẽ hoặc sai cách. Nguyên nhân do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn gây ra, người bệnh xuất hiện mụn nước hình tròn và dẹt ở má sau đó lan ra cằm, trán.
Sau một thời gian từ 2 đến 3 giờ các nút mụn này sẽ đục dần và mưng mủ rồi vỡ ra đóng vảy màu vàng. Khi vảy chốc ra sẽ để lại thâm và khá lâu mới mờ sẹo. Đặc biệt nếu để nút dịch bị nhiễm trùng có thể gây sốt, và sẹo khá sâu, lâu lành.
Bệnh có thể chuyển biến nặng nếu để ý và không kịp thời điều trị cho trẻ, dẫn đến bệnh viêm cầu thận. Tầm 2 tuần từ khi xuất hiện. biểu hiện là phù mặt, đi tiểu ít, tăng huyết áp,…
Cách điều trị:
Đây là căn bệnh da liễu ở trẻ em phổ biến mà hầu hết các trẻ em đều mắc phải. Vào những ngày trời nắng nóng, oi bức, cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi và vệ sinh không kịp thời sẽ rất dễ làm tuyết mồ hôi bị tắc, bít.
Da nổi những đám sần nhỏ màu hồng, có khi mọc khắp cơ thể và dày đặc. Đặc biệt xuất hiện những vị trí mồ hôi bị ứ đọng như cổ, mặt, những nơi có nếp gấp, nách,…Bện không quá nghiêm trọng nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Cách chăm sóc và điều trị:
Đối với trẻ em, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện sẽ dễ bị tác động xấu bởi các sản phẩm hóa chất mạnh. Vì thế, bạn có thể giúp trẻ xây dựng hệ thống miễn dịch tự nhiên bằng cách vệ sinh sạch sẽ nơi ở và quần áo với sản phẩm lành tính.
Một trong những cách phòng ngừa bệnh da liễu ở trẻ em hiệu quả là bạn cần tránh sử dụng sản phẩm làm sạch bằng hóa chất độc hại để bảo vệ hệ thống miễn dịch ở trẻ.
Ngoài những trường hợp được thăm khám và chỉ định điều trị tại nhà, cũng có trường hợp bệnh nhi nặng do việc chăm sóc da không đúng cách và chậm trễ trong việc đi khám.
Sai lầm đó của phụ huynh khiến trẻ bị biến chứng tấy đỏ da toàn thân, bị nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng tới chức năng thận…
Do vậy, việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh lý về bệnh da liễu ở trẻ em để có các biện pháp điều trị phù hợp là rất cần thiết. Dưới đây là những bệnh về da thường gặp ở trẻ trong những ngày nắng nóng.
Minh Đạo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Pediatric Common Skin Disorders
https://childrensnational.org/visit/conditions-and-treatments/skin-disorders/common-skin-disorders Truy cập ngày 7/10/20212. Skin Problems in Children
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/6951-skin-problems-in-children Truy cập ngày 7/10/20213. Distribution of childhood skin diseases according to age and gender, a single institution experience
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6089785/ Truy cập ngày 7/10/20214. Skin Diseases (Pediatric Dermatology)
https://www.mottchildren.org/conditions-treatments/ped-skin-care Truy cập ngày 7/10/2021 5. Skin conditions in children https://dermnetnz.org/topics/skin-conditions-in-children Truy cập ngày 7/10/20216. Skin Conditions
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/skin/Pages/default.aspx Truy cập ngày 7/10/2021