Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ghẻ nước tuy không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe trẻ nhưng biến chứng gây ra là làn da nhiều sẹo. Với trẻ em, bệnh gây ngứa ngáy khó chịu làm chúng gãi suốt ngày, tạo những vết trầy xước trên da, có khi nhiễm trùng da.
Bệnh ghẻ nước tưởng đã “tiệt chủng” ở các thành phố lớn. Nhưng trẻ em vốn hiếu động, thích chơi nghịch cát, chúng có thể nhiễm ghẻ. Bố mẹ cần chú ý những nốt lạ nổi lên trên cơ thể con và chữa trị kịp thời.
Ghẻ nước hình thành nên các mụn nước do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabie hominis) gây ra. Ký sinh trùng này đào hang ở lớp sừng sau đó đẻ trứng vào. 20 ngày sau, ký sinh trình ghẻ trưởng thành. Chúng có thể sinh sôi nảy nở đến cả trăm triệu con trên da.
Ở những nơi dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém, bệnh càng có nhiều cơ hội phát triển.
Người bị ghẻ nước sẽ trải qua các giai đoạn như sau:
Những nơi thường nổi ghẻ nước là ngón tay, cùi tay, ngấn cổ tay, nếp lằn ở mông, trước nách…
Nếu không điều trị, bệnh kéo dài và dẫn đến những biến chứng khó chịu trên da
Điều trị bệnh ghẻ bao gồm việc loại trừ sự xâm nhiễm bằng thuốc men. Một số kem và thuốc bôi da được bác sĩ kê toa sử dụng. Bố mẹ có thể bôi thuốc cho con và để thuốc ít nhất trong 8 giờ. Điều trị ngay nếu xuất hiện các nốt mụn mới.
Bệnh ghẻ nước dễ lây lan, bác sĩ sẽ khuyên nên điều trị cho tất cả các thành viên gia đình và những người tiếp xúc gần gũi khác, ngay cả khi họ không thấy dấu hiệu ghẻ.
Các loại thuốc dùng để trị ghẻ ngứa chủ yếu là các loại thuốc có khả năng diệt trừ sự sinh sôi, phát triển gây bệnh của con cái ghẻ. Một số loại thuốc tân dược dùng để điều trị bệnh ghẻ ngứa quen thuộc gồm có:
Lindana (kwell, gamma-benzen hexachlorid) là thuốc sử dụng từ 8-12 giờ, thoa toàn bộ da từ cổ xuống chân, sau đó rửa sạch và tắm bằng nước ấm. Dùng thuốc 2 lần/tuần.
Thuốc này điều trị ghẻ nhanh và hiệu quả, nhưng nó khá độc cho hệ thần kinh. Do đó khuyến cáo không nên dùng thuốc này cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị co giật hoặc rối loạn thần kinh.
Với nồng độ 5%, thuốc trị ghẻ Pemethrin chứa ít độc tính nhất nên có thể dùng được cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
Bệnh nhân bôi thuốc lên vùng da bị ghẻ từ 8-12 giờ cho thuốc ngấm. Sau đó tắm lại bằng nước ấm.
Thuốc D.E.P có tác dụng chống muỗi vắt, côn trùng đốt và trị ghẻ ngứa. Thuốc mỡ này rẻ tiền, thường được các gia đình trữ trong tủ thuốc.
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, bôi thuốc mỗi ngày 2-3 lần. Thuốc có chứa ít độc tính nên không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, không bôi thuốc vào bộ phận sinh dục.
Thuốc có nồng độ 10%, được dùng phổ biến chữa bệnh ghẻ vì tính an toàn của nó. Thuốc có thể dùng cho trẻ sơ sinh và bôi lên bộ phận sinh dục. Dùng thuốc với liều lượng 6-10 giờ bôi 1 lần để việc điều trị cho hiệu quả nhanh chóng.
Lá trầu không được dân gian đánh giá là phương thuốc trị ghẻ nước hiệu quả, và đặc biệt là an toàn cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Lá trầu không có tác dụng tránh viêm nhiễm.
Lấy 3-4 lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ để tinh dầu trong lá ứa ra. Cho phần lá này vào chậu, đổ nước sôi vào hãm trong 15-20 phút.
Dùng nước này rửa sạch vùng da bị ghẻ nước. Lấy bã lá chà xát nhẹ nhàng lên vết thương để lá trầu phát huy công hiệu.
Nếu da bé không quá nhạy cảm, mẹ có thể cho thêm nắm muối hạt vào đun lá. Muối có tác dụng sát khuẩn tốt.
Điều trị ghẻ nước bằng lá trầu không có tác dụng nếu thực hiện đều đặn 4-7 ngày.
Bệnh ghẻ nước rất thường gặp ở trẻ em, nhất là khi con chơi đùa ngoài đất cát. Bố mẹ nên chú ý khi con gãi thường xuyên và ngứa ngáy khó chịu để điều trị sớm. Tắm rửa thường xuyên cho con, giặt giũ và phơi phóng quần áo, chăn màn ngoài trời nắng để hạn chế con ghẻ đeo bám.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.