Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Nguyễn Thục Uyên
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 2 tuần trước

Bạn biết gì về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?

Bạn biết gì về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?
Lupus ban đỏ ở trẻ em là một loại bệnh tự miễn hiếm gặp. Tuy vẫn chưa có cách chữa khỏi, nhưng bạn có thể thực hiện các phương pháp để kiểm soát các triệu chứng phát bệnh của con.

Lupus ban đỏ ở trẻ em thường biểu hiện qua phát ban trên mặt, mũi, và toàn thân, tình trạng này khiến ba mẹ không khỏi lo lắng cho con. Vậy lupus ban đỏ là gì? Bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em là gì?

Lupus ban đỏ ở trẻ em (Pediatric lupus) là một loại bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể để tấn công vào các cơ quan trong cơ thể con trẻ. Bệnh này đặc trưng bởi tình trạng viêm và tổn thương các cơ quan nội tạng, não, da và khớp. Lupus xuất hiện ở đa dạng đối tượng và có thể có nhiều ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, theo công bố của Đại học Liverpool (Anh), bệnh lupus ở trẻ em có xu hướng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với ở người lớn.

Theo một nghiên cứu được công bố trên PubMed, lupus ban đỏ ở trẻ em thường phát triển ở độ tuổi 12 đến 14 tuổi.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây ra tử vong. Ngoài ra, các biến chứng nguy hiểm bệnh còn bao gồm:

  • Co giật.
  • Viêm thận.
  • Viêm khớp.
  • Vấn đề về thị lực.
  • Các vấn đề về máu.
  • Các vấn đề về hô hấp (viêm màng phổi, viêm màng phổi…)
  • Các vấn đề về hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm mô não…)
  • Các vấn đề về tim (viêm màng ngoài tim, viêm màng bao quanh tim…).

Ngoài ra, tất cả trẻ em mắc bệnh lupus ban đỏ đều có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cao hơn. Điều này là do hệ thống miễn dịch của trẻ không hoạt động bình thường, nhưng cũng vì nhiều loại thuốc điều trị lupus hoạt động bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng phòng vệ của con trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em

Lupus là tình trạng mà hệ thống miễn dịch sẽ tự động tấn công những tế bào và các mô khỏe mạnh. Đến nay, nhiều chuyên gia tin rằng các yếu tố di truyền, hormone và môi trường kết hợp với nhau có thển là nguyên nhân tác động gây bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em.

Yếu tố di truyền

Các loại bệnh tự miễn có xu hướng di truyền, vì thế lupus ban đỏ ở trẻ cũng được cho là xuất phát từ yếu tố di truyền. Trẻ có thể có nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ cao hơn nếu một thành viên trong gia đình đã từng mắc bệnh lupus hoặc một loại bệnh tự miễn khác. Tuy nhiên, không phải cứ khi ở trong tình huống này thì trẻ sẽ mắc bệnh, vì còn có tỷ lệ mắc bệnh, hệ miễn dịch và tình trạng sức khỏe của trẻ tại mỗi thời điểm.

Yếu tố hormone

Theo công bố của Viện Quốc gia về Viêm khớp, Cơ xương và Bệnh ngoài da Hoa Kỳ, bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn gấp 9 lần so với đàn ông. Vì thế các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về mối liên hệ giữa hormone và bệnh lupus ban đỏ. Nghiên cứu này khảo sát trên nhóm đối tượng là người trưởng thành, nên sẽ chỉ được xem là mang tính tham khảo so với đối tượng là trẻ em.

Yếu tố môi trường

Ngoài ra, một số yếu tố môi trường cũng được cho là có tác động, có góp phần và có liên quan đến bệnh lupus ban đỏ ở trẻ như:

  • Nhiễm trùng.
  • Mệt mỏi cực độ.
  • Tiếp xúc với kim loại nặng như chì.
  • Tiếp xúc với sự ô nhiễm không khí.
  • Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời.
  • Hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá thụ động.
  • Tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong môi trường nông nghiệp.
  • Một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc điều trị huyết áp, mặc dù không phải ai dùng những loại thuốc này cũng bị lupus.
Ngoài các yếu tố di truyền, lupus ban đỏ còn có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh lý tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh tuyến giáp tự miễn.
Có nhiều yếu tố môi trường gây nên bệnh lupus ở trẻ em, bao gồm cả căng thẳng.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em có thể nghiêm trọng hơn với mức độ tổn thương nặng hơn so với người lớn, một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Rụng tóc.
  • Lở, loét miệng.
  • Sưng và đau ở các khớp.
  • Giảm sự thèm ăn, giảm cân.
  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức cực độ.
  • Thấy đau ngực khi hít thở sâu.
  • Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
  • Tê hoặc đổi màu ngón tay, ngón chân.
  • Rối loạn chức năng thần kinh hoặc não.
  • Thiếu máu hoặc gặp các vấn đề về đông máu.
  • Phát ban hình cánh bướm trên má, sống mũi hoặc khắp người.
Một số trẻ mắc lupus ban đỏ có thể gặp tình trạng đau bụng hoặc buồn nôn, do tổn thương nội tạng như gan hoặc thận bị ảnh hưởng.
Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em
Phát ban đỏ là triệu chứng thường thấy nhất của bệnh lupus

Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em

Bệnh lupus ban đỏ dù ở trẻ em hay ở người lớn thì đến nay vẫn khó chẩn đoán và khó xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, vì mức độ nghiêm trọng ở mỗi ca là khác nhau. Chính vì vậy mà bác sĩ thường đề xuất tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cho trẻ, đồng thời cũng hỏi thêm về bệnh sử của các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như:

  • Sinh thiết để xác định các tổn thương ở da và/hoặc ở thận.
  • Chụp X-quang để kiểm tra các cơ quan nội tạng, xương và các mô.
  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm máu hoặc protein trong nước tiểu, đồng thời đánh giá chức năng của thận.
  • Xét nghiệm máu: Nhiều người bị lupus có một kháng thể gọi là kháng thể kháng nhân (ANA) trong máu. Xét nghiệm ANA dương tính không phải lúc nào cũng có nghĩa là một người bị lupus, nhưng nó giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán hơn.
  • Tốc độ lắng hồng cầu: Khi có hiện tượng sưng và viêm, các protein trong máu kết tụ lại với nhau, trở nên nặng hơn và rơi xuống đáy ống nghiệm nhanh hơn. Nhìn chung, các tế bào máu rơi càng nhanh thì tình trạng viêm càng nghiêm trọng.

Cách điều trị bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em

Hiện tại vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em. Do đó, việc điều trị sẽ tập trung chủ yếu vào việc giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn hệ thống miễn dịch tấn công các cơ quan quan trọng và quản lý sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để điều trị bệnh lupus ban đỏ cho con, các khả năng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau.
  • Kem chống nắng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch.
  • Corticosteroid để kiểm soát tình trạng viêm.
  • Thuốc bổ sung canxi và vitamin D để ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
  • Hydroxychloroquine, một loại thuốc chống sốt rét được sử dụng để kiểm soát các đợt bùng phát của bệnh.

Cách phòng tránh bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em

Vì chưa rõ về nguyên nhân gây nên bệnh lupus ở trẻ em nên không có cách nào để phòng tránh. Dù vậy, bạn có thể giúp con mình kiểm soát sức khỏe bằng cách:

  • Ngủ đủ giấc.
  • Có chế độ ăn lành mạnh.
  • Giảm thiểu căng thẳng về mặt cảm xúc và thể lực.
  • Mặc quần áo bảo hộ và bôi kem chống nắng khi ra ngoài.
  • Tránh xa ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng mới hoặc thay đổi nào.
Đảm bảo trẻ luôn được kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi và phát hiện sớm các triệu chứng bất thường. Việc giáo dục trẻ tự chăm sóc sức khỏe cũng rất quan trọng, đặc biệt khi trẻ lớn dần và dần tự lập hơn.
Cách phòng tránh bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em
Chế độ ăn đủ dinh dưỡng giúp trẻ có nền tảng sức khỏe tốt hơn trong việc đối phó với các căn bệnh như lupus.

Các câu hỏi thường gặp

Lupus ban đỏ có lây không?

Lupus ban đỏ là bệnh không lây nhiễm, ngay cả qua đường tình dục. Bạn không thể lây hoặc bị lây lupus từ người khác. Bởi lupus ban đỏ là bệnh tự miễn, bắt nguồn từ sự kết hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể, bao gồm hormone, yếu tố di truyền và môi trường.

Độ tuổi trẻ nhất có thể mắc bệnh lupus là bao nhiêu?

Độ tuổi mắc lupus ban đỏ thường không thể xác định chính xác, vì trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Kerman (Iran) bổ sung thêm rằng, trẻ dưới 5 tuổi thì ít mắc bệnh hơn.

Anh chị em của trẻ em mắc lupus ban đỏ thì trẻ có thể mắc bệnh không?

Theo nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Colorado (Hoa Kỳ) ước tính, nguy cơ mắc lupus ban đỏ ở những trẻ có anh chị em ruột từng mắc bệnh thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 29 lần. Ngoài ra, những mối quan hệ cấp độ một với trẻ mắc lupus như ba mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái cũng có nguy cơ mắc lupus cao gấp 17 lần.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp kiến thức tổng quan về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em. Hy vọng bạn và con sẽ chú ý những thông tin như trên để đảm bảo sức khỏe trước căn bệnh này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Pediatric Lupus (Systemic Lupus Erythmatosus)

https://www.childrenshospital.org/conditions/lupus#undefined

Ngày truy cập: 5/12/2024

Systemic Lupus Erythematosus (Lupus)

https://www.niams.nih.gov/health-topics/lupus 

Ngày truy cập: 5/12/2024

Lupus in Children

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14796-systemic-lupus-erythematosus-sle-in-children#prevention 

Ngày truy cập: 5/12/2024

Pediatric Lupus

https://www.childrensnational.org/get-care/health-library/systemic-lupus-erythematosus 

Ngày truy cập: 5/12/2024

Lupus Treatment

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/lupus/lupus-treatment 

Ngày truy cập: 5/12/2024

Lupus in Children & Teens: Parent FAQs

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chronic/Pages/Lupus-FAQs.aspx 

Ngày truy cập: 5/12/2024

Is lupus contagious?

https://www.lupus.org/resources/is-lupus-contagious#:~:text=Lupus%20is%20not%20contagious%2C%20not,hormones%2C%20genetics%2C%20and%20environment 

Ngày truy cập: 5/12/2024 

x