Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ ràng về căn bệnh này dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng và chăm sóc trẻ sai cách làm cho bệnh lâu khỏi. Hãy đồng hành cũng MarryBaby để nắm được những thông tin chính xác về bệnh tổ đỉa ở trẻ em, mẹ nhé!
Bệnh tổ đỉa có thể xảy ra với trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. Trẻ em bị tổ đỉa thì ở trên da sẽ xuất hiện các nốt mụn nước li ti tập trung thành mảng gây khó chịu, khiến trẻ thường xuyên quấy khóc. Mẹ cần kịp thời phát hiện và có cách điều trị thích hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe của con yêu.
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một loại bệnh viêm da thường xảy ra với các bé dưới 2 tuổi. Căn bệnh này có thể gây kích ứng da, nổi mụn nước và phát ban ngứa. Theo thời gian, mụn nước này trở nên cứng hơn rồi xẹp dần tạo thành những mảng da sần sùi có màu hơi vàng.
Trẻ mắc bệnh tổ đỉa thường rất khó chịu, biếng ăn và cảm sốt nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý lẫn sức khỏe. Nếu mẹ không phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời thì vết viêm nhiễm trên da của trẻ sẽ lan rộng kéo theo hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng hơn là trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm mô tế bào và nổi hạch bạch huyết.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em, cụ thể như:
Khi trẻ có triệu chứng của bệnh tổ đỉa thì trên da sẽ hình thành nhiều mụn nước nhỏ li ti, màu trắng đục và có chứa đầy dịch. Mụn nước này mọc thành từng đám trên bàn tay, bàn chân, nách, bẹn của trẻ và gây ngứa ngáy khó chịu. Sau một thời gian, mụn này khô rồi xẹp xuống sẽ chuyển sang màu vàng, sờ vào có cảm giác khô cứng nổi lên bề mặt da.
Trẻ bị tổ đỉa thường xuyên bị ngứa da nên rất hay gãi khiến cho da bị tấy đỏ, lở loét và bệnh có nguy cơ lan rộng hơn. Dấu hiệu của bệnh tổ đỉa ở trẻ em chuyển biến nặng hơn nếu bạn thấy các nốt ngứa trên da trẻ chuyển sang màu trắng đục, sưng tấy kèm theo hiện tượng sốt cao. Mẹ cần lưu ý vì vi khuẩn có thể đã xâm nhập sâu vào bên trong gây nhiễm trùng, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của con.
Trẻ mắc bệnh tổ đỉa còn thường hay quấy khóc, bỏ ăn vì vết ngứa gây khó chịu. Nếu diễn ra trong thời gian dài, con sẽ bị biếng ăn, sụt cân… khiến mẹ cũng rất vất vả để chăm sóc.
Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, bạn cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Thông thường, để chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bé để kê đơn thuốc thích hợp như thuốc làm dịu da, thuốc kháng sinh (nếu trẻ bị nhiễm trùng), kem dưỡng ẩm… Trẻ nhỏ vốn có làn da mỏng manh và sức đề kháng yếu nên bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về chữa bệnh cho trẻ mà không hỏi qua ý kiến bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc sẽ gây ảnh hưởng xấu và có thể làm bệnh chuyển biến nặng hơn.
Trẻ bị bệnh tổ đỉa cần được chăm sóc đúng cách để ngăn chặn những tổn thương lan rộng trên da. Vì vậy, khi chăm sóc con, mẹ cần lưu ý một số điều sau nhé:
Hy vọng những thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ em trên đây sẽ giúp bạn nhận biết và có cách chăm sóc bé tốt hơn. Bạn không cần phải quá lo lắng nếu trẻ mắc bệnh này, quan trọng nhất là hãy đưa trẻ đi thăm khám để điều trị kịp thời nhé!
Hoa Hồng
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.