Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 30/04/2024

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn và hết ngay sau 5 ngày

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em an toàn và hết ngay sau 5 ngày
Mụn nhọt là bệnh nhiễm trùng da khá phổ biến ở trẻ em do trẻ có làn da nhạy cảm. Tình trạng mụn nhọt nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, điếc và thậm chí là tử vong.

Song, dù biến chứng nghiêm trọng nhưng mụn nhọt hoàn toàn có thể điều trị dễ dàng nếu cha mẹ có cách chữa mụn nhọt ở trẻ em chính xác.

1. Những điều mẹ cần biết về mụn nhọt ở trẻ

Mụn nhọt (Boils) là tình trạng nhiễm trùng nang lông do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Loại vi khuẩn này sinh sống phổ biến trong các nang lông.

Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da; nhưng chủ yếu xuất hiện ở mặt, sau cổ, nách, đùi và mông – những vùng có nhiều lông, nơi trẻ dễ đổ mồ hôi hoặc bị ma sát nhiều nhất. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhọt thường bao gồm:

  • Da sưng đỏ, nổi cục mủ.
  • Đau khắp cơ thể.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt.
  • Da đóng vảy hoặc chảy nước.
  • Những triệu chứng nêu trên khiến con khó chịu, khóc quấy.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tất tần những gì mẹ cần biết về mụn nhọt ở trẻ em

2. Tại sao trẻ lại bị nổi mụn nhọt?

Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em
Hiểu nguyên nhân trước khi biết cách chữa mụn nhọt ở trẻ em

Trước khi đi vào giải đáp cách chữa mụn nhọt ở trẻ em, các mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị nổi mụn nhọt. Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng nang lông trên da. Trẻ có sức đề kháng da yếu dễ bị nổi mụn nhọt. Cha mẹ cho trẻ mặc quần áo chật cũng khiến trẻ dễ nổi mụn nhọt vì dễ tạo ma sát trên da khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Hoặc do các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng, vi khuẩn sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết.

Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ cao bị mụn nhọt nếu:

3. Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em

3.1 Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em tại nhà

Cha mẹ có thể áp dụng các cách chữa mụn nhọt ở trẻ em tại nhà này nếu trẻ không có các triệu chứng nặng:

  • Chườm nước ấm vết nhọt: Để giúp vết nhọt nở và thoát ra ngoài, hãy thử chườm ấm. Cha mẹ có thể chườm khăn nhúng nước ấm lên da trẻ. Làm điều này một vài lần một ngày. Luôn rửa tay trước và sau khi chạm vào nhọt.
  • Vệ sinh trẻ kỹ vết nhọt chảy mủ: Mụn nhọt rất dễ lan sang các vùng da khác cũng như lây sang người khác. Khi vết nhọt chảy mủ, hãy lau sạch mủ hoặc máu bằng bông gòn sạch tẩm dung dịch sát trùng như Savlon hoặc Dettol. Sau đó dùng băng gạt băng vết thương lại để ngăn con gãi nó.
  • Đừng bóp nhọt: Đây không phải cách chữa trị nhưng lại là cách phòng ngừa mụn nhọt hiệu quả ở trẻ em. Nặn mụn nhọt có thể khiến vùng da xung quanh nhiễm trùng nặng hơn và sẽ gây đau đớn.
  • Quan sát sự phát triển của nhọt: Nếu các nốt nhọt khác xuất hiện hoặc bắt đầu lớn dần gây đau đớn cho trẻ, đưa trẻ đến bệnh viện.
  • Giảm đau nếu cần thiết: Cho trẻ uống paracetamol để giảm đau. Thế nhưng cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ; và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Sẽ rất nguy hiểm nếu cho trẻ uống nhiều hơn liều lượng khuyến cáo.

3.2 Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em ở bệnh viện

cách chữa trị
Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em tại bệnh viện

Khi trẻ gặp một trong các trường hợp dưới đây, cách tốt nhất là chữa trị mụn nhọt ở trẻ em tại bệnh viện

  • Mụn nhọt ở trên mặt, gần xương sống hoặc gần hậu môn của trẻ.
  • Một nhọt ngày càng lớn.
  • Trẻ có bất kỳ cục u nào khác gần nhọt, đặc biệt là nếu con thấy đau.
  • Trẻ bị sốt.
  • Khu vực xung quanh nhọt có màu đỏ hoặc có các vệt đỏ từ đó xuất hiện.
  • Bạn bị bệnh tiểu đường và bị nhọt.
  • Cái nhọt to bằng quả bóng bàn.
  • Tình trạng nhọt không được cải thiện sau 5 đến 7 ngày điều trị tại nhà.

Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường nêu trên; cách chữa mụn nhọt ở trẻ em tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị.

Chữa trị y tế cho mụn nhọt nặng ở trẻ em có thể bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc bôi. Nhọt xung quanh mắt và mũi luôn phải được bác sĩ điều trị vì nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu và lên não. Điều trị bao gồm:

  • Kiểm tra các rối loạn tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.
  • Cho trẻ uống thuốc kháng sinh để loại bỏ cơ thể bị nhiễm trùng.
  • Bôi kem kháng sinh lên màng mũi để diệt vi khuẩn.
  • Phẫu thuật rạch chỗ da chứa mụn; loại bỏ mủ và đắp băng vô trùng lên vết cắt để hút hết mủ chảy ra.

4. Cách ngăn ngừa mụn nhọt ở trẻ em

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó thay vì tốn công tìm cách chữa mụn nhọt ở trẻ em, cha mẹ nên tìm cách ngăn ngừa mụn nhọt ở trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo.

4.1 Giữ vệ sinh sạch sẽ

Vấn đề giữ vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa mụn nhọt ở trẻ. Cha mẹ nên thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn mền của bé và tắm cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn. Khi bé bị trầy xước hay đứt tay, nhanh chóng rửa tay cho bé đúng cách và luôn để mắt đến bé.

4.2 Xây dựng một lối sống lành mạnh và duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng

ăn đủ dinh dưỡng
Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em bằng dinh dưỡng tốt

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, từ đó cơ thể sẽ đủ sức chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé vận động thường xuyên, tránh thức khuya, hạn chế ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn để tránh làm suy yếu sức đề kháng của bé, du có áp dụng bao nhiêu cách chữa mụn nhọt ở trẻ em cũng khó khỏi.

4.3 Tăng cường đề kháng da

Đề kháng da là khả năng tự bảo vệ, tự phục hồi của làn da trước những tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng, môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, đặc biệt là vi khuẩn gây hại…

Cách tốt nhất để ngăn ngừa mụn nhọt ở trẻ em là tăng cường đề kháng da cho bé bằng cách vệ sinh cơ thể với một sản phẩm chăm sóc da phù hợp để làm sạch bụi bẩn, giúp hạn chế sự phát triển quá mức của các vi sinh vật gây bệnh trên da. Đồng thời có khả năng kết hợp với đề kháng da để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả.

Hy vọng với những gợi ý cách chữa cũng như cách ngừa mụn nhọt ở trẻ em ở trên, các bé sẽ có một làn da khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. How To Treat & When To Seek Help For Boils
https://www.kidshealth.org.nz/how-treat-when-seek-help-boils
Ngày truy cập: 29/04/2024

2. Boils and carbuncles – Symptoms and causes
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/home/ovc-20214754
Ngày truy cập: 29/04/2024

3. Boils
https://www.mottchildren.org/health-library/zx1778
Ngày truy cập: 29/04/2024

4. Boil
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/boil/
Ngày truy cập: 29/04/2024

5. Boils
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/boils
Ngày truy cập: 29/04/2024

x