Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, khi mắc bệnh hắc lào đều cảm thấy khó chịu vì cảm giác ngứa, đau rát ở vùng da bị tổn thương trong suốt cả ngày, đặc biệt khi về đêm và thời tiết oi bức.
Đối với trẻ ở độ tuổi tiền dậy thì, nhận ra dấu hiệu ngay từ khi bệnh mới khởi phát thường khó khăn. Một phần do đang ở lứa tuổi hiếu động, phần có thể nhầm lẫn cảm giác ngứa với côn trùng cắn hoặc bệnh viêm da nào đó. Hắc lào là bệnh có khả năng tái phát cao, vì vậy, ngay khi nhận thấy triệu chứng đầu tiên bạn cần tìm cách điều trị sớm.
Đối với trẻ em, các bác sĩ vẫn thường khuyên hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm hay giảm đau… vì có thể sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như phát triển sinh trưởng về sau của trẻ. Nếu có thể, áp dụng những mẹo dân gian lành tính thì nên thử trước.
Bệnh hắc lào( lác đồng tiền) cũng vậy. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền nhiều biện pháp điều trị cho trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả:
Cách sử dụng: Dùng 3 -4 lá trầu không rửa sạch, giã nhỏ lấy nước cốt sau đó dùng bông hòn thấm lên vùng da đang bị bệnh của trẻ. Làm mỗi ngày, liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả.
Có nhiều cách sử dụng riềng củ để trị hắc lào, bạn có thể giã nhỏ lấy nước cốt và làm như với lá trầu không hoặc kết hợp với chanh tươi. Cách dùng: 1 củ riềng giã nát, 1 trái chanh vắt nước cốt. Cho hỗn hợp vào nồi đun nóng. Sau đó dùng bông gòn thấm lên vùng da bị tổn thương, để khô 1-2 ngày sau thì lặp lại. Liên tục trong 1 tuần sẽ bệnh sẽ giảm hẳn.
Cách dùng: Lá chè xanh rửa sạch, đun sôi, cho vùng da bị hắc lào vào ngâm với nước ấm sẽ giúp loại bỏ triệu chứng ngứa và nổi mẩn.
Cách dùng: Dùng một miếng gáo dừa tươi, đốt lửa nhiệt độ cao cho đến khi thấy sủi bọt. Sử dụng nước này bôi lên dùng da bị hắc lào.
Cách sử dụng: 1 quả chuối xanh cắt lát mỏng. Cạo vùng da bị hắc lào rồi dùng chuối xanh xát lên vị trí bị tổn thưởng, để mủ tự khô. Thực hiện 2 lần/ngày và trong vùng khoảng 1-2 tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.
Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian, để phòng ngừa bệnh tái phát trỏe lại, bạn cũng cần chú ý nhắc trẻ phải thực hiện vệ sinh cá nhân và phòng ngủ thật sạch sẽ, tránh ẩm ướt. Không nô nghịch dưới trời nắng nhiều tránh ra mô hôi. Giữ khô những vùng nếp như háng, nách, bẹn. Khi phát hiện có dấu hiệu bệnh hắc lào phải đi khám sớm để được hướng dẫn chữa trị.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.