Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mụn cóc sẽ trở nên khó chịu, đau đớn khi nó mọc ở lòng bàn tay hay những bộ phận khác trên cơ thể mà dễ bị va chạm thường xuyên. Mụn cóc thường được tìm thấy ở những vùng ẩm ướt trên cơ thể như những vết cắt nhỏ hay trầy xước ở ngón tay, bàn tay và bàn chân.
Do mụn cóc rất “thích” trẻ nhỏ nên việc mẹ cần làm là trang bị cho mình kiến thức để biết được nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh như thế nào. Vì vậy, đừng bỏ lỡ những thông tin sau mẹ nhé!
– Khoảng 10 – 20% trẻ nhỏ sẽ bị mụn cóc ít nhất 1 lần trong đời
– So với các bé trai, các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
– 12 – 16 tuổi là độ tuổi bé dễ bị mụn cóc nhất
– Mặc dù mụn cóc dễ lây lan nhưng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé
– Ngoại trừ thai nhi, còn lại ở bất cứ độ tuổi nào, bé cũng có nguy cơ bị mụn cóc
1/ Làm sao để trị mụn cóc?
Thực tế, nếu mụn cóc không gây đau và cản trở những hoạt động hàng ngày của bé, mẹ không cần thiết phải tìm mọi cách để điều trị mụn cóc, vì nhìn chung chúng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Thông thường, mụn cóc sẽ tự biến mất sau khoảng 6 tháng đến 2 năm kể từ ngày “lộ diện”. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mụn cóc gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng sự tự tin của trẻ, mẹ có thể thử các biện pháp sau:
– Điều trị bằng thuốc
Thuốc được dùng để trị mụn cóc sẽ có thành phần axit salicylic nhằm làm mềm và đánh tan mụn cóc. Thuốc thường ở dạng lỏng, gel, miếng dán hay thuốc mỡ và được bán phổ biến ở các nhà thuốc với tên gọi như Compound W, Duofilm hay Occlusal HP…
Trước khi thoa thuốc, mẹ nên làm sạch vùng da bị bệnh bằng xà phòng khoảng 5 phút trước đó rồi dùng đá bọt hay miếng vải chà xát nhẹ nhàng vùng da này để thuốc có thể thẩm thấu nhanh hơn. Không nên dùng lại đá bọt và miếng vải sau khi đã sử dụng để tránh tình trạng tái nhiễm. Bé sẽ cần bôi thuốc hàng ngày trong vài tuần và bất cứ loại thuốc nào được dùng cho bé đều phải theo chỉ định của bác sĩ. Vì những loại này thường khá mạnh và có thể gây tổn thương cho vùng da bình thường của bé.
– Đông lạnh mụn cóc bằng Ni-tơ lỏng
Sử dụng ni-tơ để điều trị mụn cóc được gọi là phương pháp áp lạnh hay phẫu thuật lạnh. Phương pháp này sẽ được thực hiện lặp lại 2-4 lần mỗi 1 đến 3 tuần. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ dùng ni-tơ lỏng để làm đông lạnh mụn cóc và nó có thể sẽ làm bé hơi khó chịu một chút. Nếu phương pháp này không có hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị chuyển sang hướng điều trị khác khả thi hơn.
– Dùng tia laser
Khi những cách trên không có tác dụng, bác sĩ sẽ đề nghị cho đốt, cắt hay loại bỏ mụn cóc bằng tia laser. Tuy hiệu quả mang lại khá cao, nhưng cách này rất dễ để lại sẹo.
2/ Lưu ý khi điều trị mụn cóc
– Ngâm mụn cóc trong nước để làm mềm da rồi lấy cái dũa móng tay mài nhẹ nhằm loại bỏ bớt da chết, sau đó lau khô rồi bôi thuốc. Mẹ nên dùng một cái dũa móng tay mới và tránh dũa vào vùng da bình thường xung quanh.
– Khi thoa thuốc, nhớ thoa phủ đều mụn cóc và không để bé gãi, chà xát hay bóc mụn cóc ra. Vì như vậy, bé sẽ vô tình giúp cho vi-rút lây lan sang những chỗ khác.
3/ Làm sao để bảo vệ bé khỏi mụn cóc?
Cách tốt nhất để ngăn chặn hay hạn chế nguy cơ mắc hay lây lan bệnh là tránh lây nhiễm chéo. Để làm được điều này, mẹ có thể làm theo một số gợi ý sau:
Biện pháp | Cách thực hiện |
Không cắn móng tay | Những vùng da bị tổn thương (đứt, trầy xướt, nứt nẻ…) rất dễ bị vi rút xâm nhập. Do đó, việc hạn chế bé cắn móng tay và làm tổn thương vùng da xung quanh sẽ giúp giảm bớt nguy cơ bị mụn cóc |
Không bóc mụn cóc | Việc bé dùng tay bóc mụn cóc ra sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên băng mụn cóc lại bằng băng dán để ngăn chặn tình huống này |
Giữ cho tay chân khô ráo | Mụn cóc thích sinh sôi nảy nở ở những chỗ ẩm ướt nên việc giữ cho tay chân bé khô ráo sẽ giúp chúng ta kiểm soát bệnh dễ hơn |
Vệ sinh cẩn thận | Tránh chải, cắt, chà hay cạo vùng da nổi mụn cóc vì như vậy sẽ làm lây lan vi rút. Hãy rửa tay thật sạch nếu chúng ta hay bé lỡ chạm vào chúng |
Tách biệt các dụng cụ | Đá mài và đồ dũa được dùng để làm sạch mụn cóc thì không nên dùng chúng cho những bộ phận khác trên cơ thể. Vì chúng có thể mang theo vi rút rồi truyền bệnh cho những bộ phận này |
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.