Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Mỗi ngày, khi chăm sóc bàn tay bé, mẹ nên để ý kiểm tra xem có xuất hiện những vùng da bong tróc ngay ở phần da tiếp xúc với móng tay hay không. Những mảng da bong tróc này sẽ bị xước thành sợi, chính là xước măng rô hay còn gọi là xước móng rô. Trẻ bị xước măng rô có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh cho đến trẻ mầm non và cả trẻ vị thành niên.
Trẻ bị xước măng rô thường đến từ yếu tố môi trường và do một số bệnh về da tiềm ẩn. Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp mẹ tìm được giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng này.
Tình trạng trẻ bị xước măng rô là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng thiếu vitamin C và a-xít folic. Ngoài ra, khi thiếu vitamin C, trẻ cũng giảm sức đề kháng và hay bị mắc bệnh vặt.
Pellagra là một tình trạng do thiếu vitamin B-3 (niacin) trong chế độ ăn uống. Nó có thể dẫn đến viêm da, tiêu chảy và thậm chí là mất trí nhớ.
Mặc dù bệnh pellagra thường là kết quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh; nó cũng có thể do các bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra. Bổ sung niacin là cách duy nhất để khôi phục mức vitamin B-3. Nói chuyện với bác sĩ về việc liệu chất bổ sung có an toàn cho bé hay không và nên uống bao nhiêu.
Nếu bổ sung quá nhiều vitamin A, nó có thể khiến da bị kích ứng và móng tay bị nứt.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Khi nhận thấy tình trạng xước măng rô ở trẻ em, mẹ nhớ giúp con bổ sung thêm vitamin C và a-xít folic cùng các dưỡng chất cần thiết cho làn da bằng cách:
Mẹ biết không, những mảnh da xước nhỏ xíu lại có thể dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử cả ngón tay nếu không được chăm sóc đúng cách. Đầu ngón tay là nơi tập trung các mạch máu và dây thần kinh, nên dù chỉ là một vết xước măng rô nhỏ bé cũng đáng để mẹ lưu tâm đấy nhé.
Khi trẻ bị xước măng rô, mẹ đừng quên thực hiện những bước sau để giữ vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
Ngoài ra, khi trẻ bị xước măng rô, mẹ nên quan sát bàn tay con thường xuyên. Nếu thấy có hiện tượng mưng mủ, sưng, đỏ thì nên nhờ bác sĩ kiểm tra để kịp thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.
Một số mẹo đơn giản và thay đổi lối sống mà mẹ có thể làm để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị xước măng rô. Bao gồm:
Kem dưỡng da tay dành cho da khô, bệnh chàm và bệnh vẩy nến có sẵn để mua trực tuyến, nhưng mẹ cần kiểm tra trước với bác sĩ để đảm bảo loại kem mẹ nhận được phù hợp với trẻ.
Xước măng rô thường không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể chăm sóc ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi mẹ thấy trẻ bị xước măng rô kèm theo những biểu hiện như bất thường về màu sắc và hình dáng móng tay, bé thường bị bệnh vặt, nhợt nhạt… thì nên để bé đến viện để kiểm tra. Những bất thường này có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch hoặc suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, không nên xem nhẹ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. About Psoriasis
https://www.psoriasis.org/about-psoriasis/
Ngày truy cập: 27/02/2023
2. Cold weather and eczema
https://eczema.org/information-and-advice/triggers-for-eczema/weather-and-eczema/
Ngày truy cập: 27/02/2023
3. Available Eczema Treatments
https://nationaleczema.org/eczema/treatment/
Ngày truy cập: 27/02/2023
4. Cracked or Dry Skin
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/cracked-or-dry-skin/
Ngày truy cập: 27/02/2023
5. Healthcare Providers
https://www.cdc.gov/handhygiene/providers/index.html
Ngày truy cập: 27/02/2023