Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bé có đờm nhưng không ho là một trong những vấn đề sức khỏe mà trẻ nhỏ luôn dễ mắc phải. MarryBaby mời bạn đọc bài viết sau đây để xử lý, giúp bé vượt qua tình trạng này đúng cách nhé!
Đờm là chất thải của đường hô hấp, nó khá giống với dịch nhầy được tiết ra ở cơ quan này. Tuy nhiên về bản chất thì đờm chỉ xuất hiện khi cơ thể bị bệnh và nó là hỗn hợp của các loại vật chất khác nhau, trong khi đó dịch nhầy đường hô hấp chỉ là dịch tiết bình thường khi cơ thể khỏe mạnh.
Thông thường, trẻ nhỏ khi bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là chứng viêm khí quản, sẽ sinh ra triệu chứng ho. Ho là phản ứng giúp cho cơ thể thải đờm ra ngoài dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa ngáy và khò khè ở cổ họng. Tuy nhiên cũng có trường hợp bé có đờm nhưng không ho, lúc này bố mẹ nên giải quyết thế nào?
Khi bé nhà bạn xuất hiện đờm trong cổ họng, bạn nên chủ động cho bé nằm nghiêng hoặc nếu trẻ còn quá nhỏ thì mẹ cùng nằm và ôm bé nghiêng sang một bên. Nhân lúc trẻ còn thức, mẹ có thể dùng tay vỗ nhè nhẹ vào ngực trước và phần lưng sau của bé, đây cũng là cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh.
Chú ý dùng lực vừa phải và vỗ theo hướng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, mỗi bên trái, phải ít nhất vỗ khoảng 3 – 5 phút và mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Phương pháp vỗ lưng không những có thể giúp cho đờm ở phổi, khí quản của trẻ trở nên “loãng” hơn mà còn giúp dịch tiết này thuận lợi chảy ra qua đại khí quản, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp bé dễ thở hơn.
Em bé có hệ miễn dịch còn yếu ớt nên càng dễ bị nhiễm lạnh, cảm sốt, viêm đường hô hấp. Do đó, bình thường dù thời tiết thế nào thì mẹ vẫn phải đảm bảo cơ thể bé được giữ ấm đúng cách. Đặc biệt là khi bé có đờm do bệnh thì vấn đề này càng đặc biệt quan trọng, giúp sức khỏe của bé nhanh chóng hồi phục và cũng ngăn ngừa triệu chứng đờm nặng hơn.
Bé có đờm nhưng không ho vẫn gây cản trở cho đường hô hấp, dẫn đến độ ẩm ở đây cũng giảm rõ rệt do tình trạng mất nước cao, càng làm các dịch tiết và đờm bị “đặc” hơn và khó thải ra ngoài. Bạn cần cho bé uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ khoảng 23ºC, có tác dụng điều trị vật lý và làm nhuận cổ họng cho bé.
Đồng thời, việc uống nhiều nước còn có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng nhanh tốc độ đào thải các chất cặn bã và độc tố sau quá trình trao đổi chất thông qua nước tiểu, từ đó giảm nhẹ kích thích đối với đường hô hấp, đờm trong khí quản của trẻ cũng loãng hơn và dễ bị thải ra ngoài.
Mặc dù cần giữ ấm cho bé nhưng phòng ốc vẫn phải đảm bảo không khí được lưu thông tốt. Bạn nên mở cửa sổ phòng của bé để đón nắng sớm và nhiệt độ phòng nên duy trì ở khoảng 18-22ºC là thích hợp nhất. Tuy nhiên, cần chú ý không để gió lạnh thổi trực tiếp vào người của bé để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Độ ẩm trong phòng nên ở mức 60-65%.
Bạn rót một ly nước sôi còn bốc khói, bế trẻ lên sao cho mũi và miệng của bé hướng về phần hơi nước nóng này để trẻ hô hấp. Phương pháp này có tác dụng thông đờm, làm loãng đờm và giảm tình trạng sưng phù hay sung huyết ở niêm mạc khí quản, giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không để bé quá gần hơi nước để tránh bỏng do quá nóng.
Nếu trường hợp bé bị đờm nặng gây khó khăn cho hô hấp thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để dùng máy hút đờm hỗ trợ việc điều trị. Ngoài ra, nếu bạn cho bé uống thuốc, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho trẻ khi chưa chẩn đoán được bệnh gốc gây ra đờm.
Thông thường thì không cần thiết. Nhiễm khuẩn chỉ là một trong những khả năng gây ra tình trạng đờm có trẻ em chứ không phải mọi trường hợp. Nếu bố mẹ có thói quen mỗi lần trẻ bị đờm hay cảm mạo liền tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống thì dễ gây kháng thuốc. Ngoài ra, uống nhiều kháng sinh còn có thể gây các tác dụng phụ đối với sức khỏe của bé.
Các vết thương nếu xuất hiện dịch mủ vàng xanh thì có khả năng là bị nhiễm khuẩn, nhưng đờm hay nước mũi mà có hiện tượng này thì không nhất định là do vi khuẩn. Ví dụ nếu đường hô hấp bị nhiễm loại độc bệnh nào đó cũng sẽ sinh ra đờm có màu vàng xanh. Đây cũng là lý do khi bé có đờm nhưng không ho còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà có cách điều trị khác nhau.
Trẻ nhỏ đôi khi còn chưa biết cách khạc đờm nên dễ nuốt trở ngược vào dạ dày. Bố mẹ thấy tình trạng này thường sẽ lo lắng, một mặt vừa cảm thấy không vệ sinh, mặt khác còn sợ sẽ gây hại đến sức khỏe của bé. Các chuyên gia sức khỏe cho biết: Mặc dù đờm có thể có chứa các loại vi sinh vật gây bệnh nhưng dịch vị dạ dày có tính sát khuẩn rất cao, nên dù bé nuốt đờm cũng không tổn hại đến cơ thể.
Lê Phương
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.