Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 15/04/2022

Di chứng hậu covid ở trẻ em: Cách phát hiện và phòng tránh biến chứng

Di chứng hậu covid ở trẻ em: Cách phát hiện và phòng tránh biến chứng
Sau một khoảng thời gian tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều trẻ em và gia đình đã mắc phải Covid.

Ngoài việc nhiễm Covid, một mối lo mới của các bậc cha mẹ đó là di chứng hậu Covid ở trẻ em. Nhiều bé sau thời gian bị bệnh vẫn còn có những triệu chứng gây cản trở sinh hoạt và hoạt động thường ngày.

Trong bài viết, cha mẹ sẽ biết di chứng hậu Covid ở trẻ em là gì, các dấu hiệu nhận biết; và cách để chăm sóc, đảm bảo sức khỏe của con.

Di chứng hậu covid ở trẻ em là gì?

Theo WHO, di chứng hậu Covid (hay còn được gọi là Covid kéo dài – Long Covid); là tình trạng các triệu chứng kéo dài ở một số người đã mắc Covid-19 trước đó. Những triệu chứng này có thể xuất hiện từ lần mắc bệnh ban đầu; hoặc phát sinh sau khi đã khỏi bệnh. Chúng có thể đến và đi hoặc tái phát theo thời gian.

Theo UNICEF, di chứng hậu Covid ở trẻ em ý chỉ những triệu chứng kéo dài (mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở, v.v.) mà trẻ em gặp phải trong hơn 4 tuần sau khi nhiễm Covid. Tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Các triệu chứng này có thể tồn tại từ khi trẻ bị nhiễm Covid hoặc xuất hiện sau khi trẻ khỏi bệnh mà không phải do nguyên nhân nào khác.

Một lưu ý quan trọng đó là không phải tất cả các triệu chứng trẻ mắc phải sau khi bị nhiễm COVID-19 đều là di chứng hậu Covid ở trẻ em. Cha mẹ có thể xem thêm triệu chứng hậu Covid của trẻ tại đây.

di chứng hậu covid ở trẻ em
Hội chứng hậu Covid ở trẻ em là tình trạng các triệu chứng của bệnh kéo dài gây cản trở hoạt động hàng ngày.

Tác động của di chứng hậu Covid ở trẻ em

Di chứng hậu Covid ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan.

  • Các tác động về nhận thức thường thấy ở trẻ là: mệt mỏi, rối loạn khứu giác và vị giác, đau đầu, kém tập trung.
  • Các tác động về hô hấp thường gặp là ho kéo dài, đau họng, khó thở,….
  • Ngoài ra, trẻ có thể bị đau khớp, đau cơ, nặng ngực, tim đập mạnh.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) sau nhiễm SARS-CoV-2 hiếm gặp. Nhưng đây là một tình trạng nặng và có khả năng đe dọa tính mạng và nó có thể xuất hiện từ 2-6 tuần sau khi nhiễm COVID-19. Cha mẹ sẽ đọc thêm về MIS-C ở phần nội dung sau.

>> Cha mẹ xem thêm Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

Những triệu chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

Ngoài những di chứng hậu Covid ở trẻ em, Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm của đội ngũ y tế và các bậc phụ huynh.

Theo MayoClinic, Hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) là một tình trạng nghiêm trọng có liên quan đến Covid. Hầu hết trẻ em bị nhiễm vi-rút Covid chỉ bị bệnh nhẹ. Nhưng ở những trẻ tiếp tục phát triển MIS-C; một số cơ quan và mô; chẳng hạn như tim, phổi, mạch máu, thận, hệ tiêu hóa, não, da hoặc mắt sẽ bị viêm nghiêm trọng.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Sốt kéo dài 24 giờ hoặc lâu hơn.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Phát ban da.
  • Cảm thấy mệt mỏi bất thường.
  • Tim đập nhanh.
  • Thở gấp.
  • Mắt đỏ.
  • Đỏ hoặc sưng môi và lưỡi.
  • Đỏ hoặc sưng bàn tay hoặc bàn chân.
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng.
  • Hạch bạch huyết mở rộng.

Dấu hiệu MIS-C nguy cấp cần đưa đi bệnh viện:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Khó thở.
  • Da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, xám hoặc xanh lam – tùy thuộc vào tông màu da.
  • Đột nhiên dễ bị bối rối, nhầm lẫn.
  • Không có khả năng thức dậy hoặc không tỉnh táo.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp nào được liệt kê ở trên; hoặc bị ốm nặng kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng khác; hãy chở con đến phòng cấp cứu gần nhất.

>> Cha mẹ xem thêm Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

Khi nào cha mẹ cần đưa con đi khám di chứng hậu covid ở trẻ em?

khi nào đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ

Các bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc Covid hoặc nghi ngờ (có nhiều trẻ mắc Covid nhưng không được phát hiện); các gia đình không được chủ quan. Sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện tương tự với MIS-C; cha mẹ cần cho trẻ đi khám điều trị sớm.

Di chứng hậu Covid ở trẻ em vẫn là vấn đề còn mới và cần nghiên cứu thêm. Do đó, có thể còn nhiều thay đổi về các triệu chứng, cách theo dõi, phác đồ điều trị bệnh trong thời gian tới.

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh hậu COVID-19 ở trẻ em?

Theo Yale Medicine, không có một phương pháp điều trị nào phù hợp và dành cho mọi đối tượng trẻ.

Thông thường, sau khi đánh giá đầy đủ, trẻ em sẽ được giới thiệu đến một hoặc nhiều bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn điều trị những triệu chứng cụ thể.

Hội chứng hậu covid ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và bộ phận khác nhau của cơ thể. Vì vậy, ngoài các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trẻ em, con có thể cần thăm khám các bác sĩ khác như: bác sĩ tim mạch, bác sĩ thần kinh, bác sĩ xung huyết, bác sĩ thấp khớp, bác sĩ tâm thần và những người khác.

Xu hướng điều trị di chứng hậu covid ở trẻ em thường hiệu quả nhất khi giải quyết từng triệu chứng riêng lẻ. Ví dụ, một đứa trẻ bị đau ngực và suy giảm khả năng vận động cơ thể sẽ được đánh giá tim mạch; một đứa trẻ có sự sụt giảm về nhận thức sẽ được khám bởi một nhà thần kinh học.

Ngoài ra, các chuyên gia của Yale Medicine cũng khuyến khích kết hợp việc điều trị với những hoạt động nhằm gia tăng sức khỏe thể chất của trẻ em. Ví dụ như bác sĩ tim mạch cho biết tim của trẻ ổn và kiểm tra hơi thở cho thấy sự trao đổi oxy của con tốt; bác sĩ có thể yêu cầu trẻ tăng dần điều kiện thể chất bằng cách thêm các bài tập thể dục nhịp điệu và cơ bắp theo thời gian.

Hiện tại không có biện pháp thuốc hoặc thực phẩm nào giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của di chứng hậu Covid ở trẻ em. Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ ngăn ngừa tình trạng này bằng cách thực hiện tất cả các biện pháp phòng chống Covid phù hợp; và cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh Covid theo khuyến cáo của ngành y tế.

Nhìn chung, khi con mắc tình trạng hậu covid ở trẻ em, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng, thường xuyên trao đổi với bác sĩ để biết cách chăm sóc sức khỏe cho con tốt nhất. Đặc biệt là cha mẹ cần chú ý khi biểu hiện của con trở nặng để đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What parents need to know about post-COVID-19 condition in children
https://www.unicef.org/vietnam/stories/what-parents-need-know-about-post-covid-19-condition-children#:~:text=
Ngày truy cập: 15.04.2022

2. For Parents: Multisystem Inflammatory Syndrome in Children (MIS-C) associated with COVID-19
https://www.cdc.gov/mis/mis-c.html
Ngày truy cập: 15.04.2022

3. Multisystem inflammatory syndrome in children (MIS-C) and COVID-19
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mis-c-in-kids-covid-19/symptoms-causes/syc-20502550
Ngày truy cập: 15.04.2022

4. Coronavirus disease (COVID-19): Post COVID-19 condition
https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/coronavirus-disease-(covid-19)-post-covid-19-condition
Ngày truy cập: 15.04.2022

5. Long COVID in Kids: A Path to Recovery
https://www.chla.org/blog/covid-19/long-covid-kids-path-recovery
Ngày truy cập: 15.04.2022

6. What Happens When Kids Get Long COVID?
https://www.yalemedicine.org/news/long-covid-in-kids
Ngày truy cập: 15.04.2022

x