Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Rất nhiều mẹ thắc mắc về việc trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì? Bài viết này nhằm giải đáp băn khoăn của mẹ, đồng thời, chia sẻ thông tin cơ bản về cách nhận biết triệu chứng hen phế quản ở trẻ em.
Hen phế quản (asthma; hay còn gọi là hen suyễn) là một bệnh phổi mãn tính ảnh hưởng đến đường thở, và các ống dẫn không khí ra/vào khỏi phổi của trẻ. Khi trẻ bị hen phế quản, đường thở của con có thể bị viêm và thu hẹp. Điều này gây ra tình trạng thở khò khè, ho và tức ngực.
Khi những triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn bình thường, nó được gọi là cơn hen suyễn (asthma attack).
Triệu chứng hen phế quản ở trẻ em là gì? Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn khác nhau ở mỗi trẻ; và có thể trở nên nghiêm trọng hoặc đỡ hơn theo thời gian. Những biểu hiện nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ không nên sử dụng để chẩn đoán.
Ngoài ra, việc phân biệt các triệu chứng của trẻ do bệnh hen phế quản hay nguyên nhân khác (như viêm phổi) là rất khó. Do đó, khi mẹ nghi ngờ con có vấn đề về hô hấp ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, mẹ cần cho bé đi thăm khám với bác sĩ nhé.
>> Mẹ có thể xem thêm: Triệu chứng Covid của trẻ em
Đồ ăn nhiều muối và chiên rán nhiều dầu mỡ có thể làm trầm trọng các triệu chứng hen phế quản ở trẻ em. Do đó, mẹ nên cho con ăn nhạt, tránh ứ muối và nước làm nặng nề thêm tình trạng khó thở.
Sulfite là một loại chất bảo quản thường có trong thực phẩm và đồ uống cần được bảo quản, chẳng hạn như rượu, nước chanh đóng chai và trái cây sấy khô.
Một chế độ với hàm lượng sulfite cao có thể làm trầm trọng các triệu chứng của hen suyễn. Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (American Lung Associations – ALA) cảnh báo rằng tiêu thụ thực phẩm có chứa sulfit, đặc biệt là rượu vang, có thể gây ra cơn hen suyễn.
Do đó, mẹ cần hạn chế những thực phẩm như:
Những loại thực phẩm tính chua: Hành, chanh,…, các loại thực phẩm chiên, đồ uống có gas là những thực phẩm cấm kỵ đối với trẻ em mắc bệnh suyễn. Những thực phẩm này có thể gây trào ngược thực quản làm cho các triệu chứng của bệnh suyễn của trẻ càng trở nên nặng hơn.
>> Mẹ có thể xem thêm: 16 loại thực phẩm bổ phổi cho bé
Trẻ bị dị ứng thực phẩm cũng nguy cơ cao bị hen phế quản. Các thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất bao gồm:
Thịt nướng sẽ tạo ra các hợp chất carbon vốn gây mất hiệu lực của một số thuốc trị hen suyễn như theophylline. Ngoài tương tác với thuốc trị hen suyễn , các hợp chất carbon cũng gây ra những trường hợp lên cơn suyễn. Thay vào đó mẹ có thể chế biến thịt thành các món khác để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Salicylat là các hợp chất có trong trà, cà phê, thức ăn cay và thức ăn có hương vị thảo mộc. Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số người bị hen suyễn nhạy cảm với các hợp chất này và có thể dễ bị bùng phát các triệu chứng hơn.
Một nghiên cứu năm 2013 xem xét việc tiêu thụ đồ ăn nhanh ở trẻ em và thanh thiếu niên cho thấy những người ăn đồ ăn nhanh từ ba lần mỗi tuần trở lên có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn nặng cũng như các tình trạng sức khỏe khác.
Ăn nhiều bữa hoặc thức ăn gây đầy hơi sẽ tạo áp lực lên cơ hoành, đặc biệt nếu trẻ bị trào ngược axit. Điều này có thể gây tức ngực và làm bùng phát cơn hen. Những thực phẩm này bao gồm: đậu, bắp cải, nước giải khát có ga, hành, tỏi, đồ chiên,…
Qua bài viết, hy vọng mẹ đã có đủ thông tin để nhận diện triệu chứng hen phế quản ở trẻ em và được giải đáp câu hỏi trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Asthma in Children
https://medlineplus.gov/asthmainchildren.html
Ngày truy cập: 28.03.2022
2. Childhood asthma
Ngày truy cập: 28.03.2022
3. Do fast foods cause asthma, rhinoconjunctivitis and eczema? Global findings from the International Study of Asthma and Allergies in Childhood (ISAAC) Phase Three
https://thorax.bmj.com/content/68/4/351
Ngày truy cập: 28.03.2022
4. Dietary Magnesium, Potassium, Sodium, and Children’s Lung Function
https://academic.oup.com/aje/article/155/2/125/107977
Ngày truy cập: 28.03.2022
5. Diet and Asthma
https://www.atsjournals.org/doi/full/10.1164/rccm.200405-611PP
Ngày truy cập: 28.03.2022