Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây ra những hậu quả nhất định đối với sức khỏe của trẻ. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách xử lý hiệu quả thông qua bài viết sau đây. Cùng xem ngay!
Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn.
Tình trạng này thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu do ở độ tuổi này trẻ chưa học được cách thở bằng miệng. Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi làm trẻ gặp rắc rối khi ngủ và ăn uống.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có thể do rất nhiều nguyên nhân tuy nhiên đều xuất phát từ tình trạng đường hô hấp của trẻ đang gặp một số vấn đề nhất định.
Tuy nhiên, các nguyên nhân thông thường khiến trẻ rơi vào tình trạng này có thể được kể đến như sau:
Một số trẻ sơ sinh khi chào đời chưa được lấy hết hoàn toàn chất nhầy trong mũi khiến việc thở bị cản trở nên trẻ sẽ nghẹt mũi không chảy nước mũi.
Mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để có thể làm sạch mũi cho trẻ bởi nếu để thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh khoảng 8 tuần trở xuống và các trẻ sinh non, thiếu tháng.
Khi mũi trẻ vướng các dị vật khiến việc hô hấp của trẻ gặp trở ngại đáng kể. Trẻ sẽ thở khò khè hoặc chỉ thở bằng miệng khiến tình trạng càng trở nên nặng hơn.
Mẹ nên tìm cách để lấy dị vật ra bằng cách đưa trẻ đến bệnh viện, tuyệt đối không tự ý lấy bởi điều này có thể làm đau cũng như làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ nhỏ.
Thời tiết thay đổi, giao mùa khiến mũi của trẻ trở nên nhạy cảm hơn. Lúc này, trẻ có thể hắt hơi nhiều kèm theo ngạt mũi tuy nhiên tình trạng này có thể nhanh chóng kết thúc nên sẽ không có hiện tượng chảy nước mũi kèm theo.
Mặc dù vậy, khi trẻ hắt hơi quá nhiều trong thời gian dài đồng nghĩa với niêm mạc mũi bị tổn thương dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nên mẹ cũng không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường này ở trẻ.
Cảm cúm, cảm lạnh tuy không phải là bệnh và sẽ hết sau khoảng 3 đến 5 ngay tuy nhiên đây là một tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ bởi lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu khiến vi khuẩn, vi rút dễ dàng xâm nhập gây ra nghẹt mũi phổ biến.
Trong trường hợp nhẹ, trẻ sẽ khò khè, sụt sịt không chảy nước mũi và nhanh chóng chấm dứt. Đối với trường hợp nặng hơn, trẻ có thể sốt kèm theo ho, khó thở, quấy khóc, chán ăn.
Bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng có thể được kể đến như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. Trẻ mắc các bệnh này thường xuyên bị nghẹt mũi, có trường hợp không chảy nước mũi, có trường hợp chảy nhiều.
Đặc trưng của các bệnh lý này đó là trẻ thường gặp khó khăn trong việc thở do có quá nhiều chất nhầy được hình thành cản trở quá trình thở của bé.
Bệnh lý này khi không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới viêm mãn tính, khó để chữa khỏi dứt điểm và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ sau này.
Bên cạnh yếu tố thời tiết, môi trường sống cũng được xem như một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, cảm cúm…phổ biến.
Ta có thể kể đến tác động của môi trường như: bụi bẩn, phòng ốc không sạch sẽ, không thoáng mát, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá, phấn hoa, nước hoa … đều có thể khiến trẻ nghẹt mũi.
Đối với các bé bị ngạt mũi thông thường, mẹ có thể thực hiện các cách xử lý tình trạng ngạt mũi của con thuyên giảm hơn:
Mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, tránh bụi bẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi khó thở, mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý đúng cách nhằm giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, thông thoáng đường hô hấp hơn.
Nhỏ khoảng 2-3 giọt vào từng bên mũi của trẻ sau đó mát xa nhẹ nhàng để dịch nhầy có thể bong ra dễ dàng, sau đó sử dụng bông tăm hoặc gạc mềm để từ từ lấy dịch nhầy ra. Mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm việc này dễ dàng và hiệu quả hơn.
Những lúc nghẹt mũi khó thở mặc dù không chảy nước mũi cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
Mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng thoáng mát, sạch sẽ hỗ trợ trẻ được nghỉ ngơi nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ tốt hơn. Đồng thời giữ ấm các vùng ngực, cổ cho trẻ cũng là điều cần thiết để hỗ trợ trẻ nhanh chóng hết sổ mũi hơn.
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ có thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện nhất ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt khi bị ngạt mũi, sữa mẹ sẽ giúp bé tránh mất nước do tình trạng thở không đúng cách gây ra.
Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ các lần cho trẻ bú để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong việc bú mẹ, đồng thời không gây ra cảm giác mệt mỏi, chán ăn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Mẹ cần chú ý những bộ phận nhạy cảm như vùng cổ, ngực để giúp bé luôn cảm thấy ấm áp, ngăn chặn tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, cảm lạnh bất cứ lúc nào.
Cách tốt nhất khi mẹ thấy bé bị ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra cách điều trị chuẩn xác, kịp thời.
Mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc bởi điều này có thể gây ra những tác hại không tốt đến sức khỏe của trẻ, đôi khi là ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Chú ý rằng chỉ nên rửa mũi cho bé 2 lần/ ngày khi trẻ đang gặp các vấn đề về đường hô hấp như sổ mũi, ngạt mũi. Tuyệt đối không quá lạm dụng bởi có thể khiến niêm mạc mũi của bé mất cân bằng và dễ bị tổn thương hơn.
Nhìn chung tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Hãy tìm hiểu để có cách điều trị cho bé kịp thời và hiệu quả.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Nasal Congestion (Infant/Toddler)
https://www.fairview.org/patient-education/116322EN
Truy cập ngày 26/10/2021
2. Stuffy Nose, Sneezing, and Hiccups in Newborns
https://www.saintlukeskc.org/health-library/stuffy-nose-sneezing-and-hiccups-newborns
Truy cập ngày 26/10/2021
3. Nasal congestion: How to clear your baby’s dry, stuffy nose
https://www.aboutkidshealth.ca/article?contentid=778&language=english
Truy cập ngày 26/10/2021
4. What to Do For Your Baby’s Stuffy Nose
https://www.uhhospitals.org/Healthy-at-UH/articles/2019/01/what-to-do-for-a-babys-stuffy-nose
Truy cập ngày 26/10/2021
5. Colds (0-12 Months)
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/colds-0-12-months/
Truy cập ngày 26/10/2021
6. Common cold in babies
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold-in-babies/symptoms-causes/syc-20351651
Truy cập ngày 26/10/2021