Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nhìn chung, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không khỏe mạnh như người lớn và cần có thời gian để hoàn thiện. Do đó, trong quá trình lớn lên, các bé thường khó tránh khỏi việc mắc một số bệnh truyền nhiễm khiến ba mẹ lo lắng. Trong bài viết sau, Marry Baby sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn biết cách tăng cường hệ miễn dịch lẫn hệ tiêu hóa cho bé yêu từ những ngày đầu đời.
Hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào và protein được tìm thấy trên khắp cơ thể. Đây có thể được ví như “tấm lá chắn” giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… [2].
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Khi mới sinh, hệ miễn dịch của bé thường rất tốt do bé nhận được các thành phần hỗ trợ miễn dịch từ mẹ thông qua nhau thai và sữa mẹ nếu được cho bú sau sinh [2]. Đây được xem là loại miễn dịch thụ động vì trẻ được cung cấp kháng thể chứ không tự tạo ra chúng [3]. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động này không tạo ra sức đề kháng lâu dài cho trẻ và thường bắt đầu suy giảm sau khoảng 6 tháng [4].
Trái ngược với miễn dịch thụ động thì miễn dịch chủ động của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất yếu và cần thời gian để hoàn thiện [5], [6]. Do đó, trong quá trình lớn lên, trẻ thường không tránh khỏi nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy do virus, viêm phổi do virus hợp bào hô hấp, cúm… Vì vậy, việc chủ động thực hiện các giải pháp giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ từ những ngày đầu sau sinh là rất quan trọng.
Để tăng cường hệ miễn dịch cho bé, mẹ sẽ cần “chăm chút” nhiều cho hệ tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch được cho là có mối liên hệ mật thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [7]. Điều này đồng nghĩa rằng khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề thì hệ miễn dịch cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Do đó, để giúp con có sức đề kháng tốt, ba mẹ cũng sẽ cần chú ý đến việc chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ, nhất là thông qua chế độ dinh dưỡng.
Việc đảm bảo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, trẻ bú mẹ thường có khả năng miễn dịch thụ động lâu hơn [3]. Bởi trong sữa mẹ có chứa các dưỡng chất quan trọng có thể giúp trẻ chống lại mầm bệnh và hỗ trợ sự phát triển của hệ thống miễn dịch [2], [8]. Không những vậy, trong sữa mẹ còn chứa nhiều thành phần khác có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ sơ sinh.
Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc chọn cho con công thức sữa với thành phần dinh dưỡng giúp củng cố tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong những năm đầu đời. Cụ thể, mẹ nên ưu tiên chọn cho bé các công thức sữa có chứa các dưỡng chất giúp củng cố hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa như:
Hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ nhỏ cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện và khỏe mạnh như người lớn. Vì vậy, trong những năm tháng đầu đời, bé sẽ rất cần mẹ đầu tư “chăm chút” để giúp bé tiêu hóa tốt, đề kháng khỏe nhằm tạo nền tảng vững vàng cho sự phát triển trong tương lai.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
* 5G gồm 5 HMOs & Gang, khảo sát Mintel 3/2023
** Khảo sát Mintel 9/2021 trên cơ sở dữ liệu GNPD
1. Understanding Early-Life Adaptive Immunity to Guide Interventions for Pediatric Health https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fimmu.2020.595297/full Truy cập ngày 09/06/2023
2. How your baby’s immune system develops https://www.pregnancybirthbaby.org.au/how-your-babys-immune-system-develops Truy cập ngày 09/06/2023
3. How long do babies carry their mother’s immunity? https://www.nhs.uk/common-health-questions/childrens-health/how-long-do-babies-carry-their-mothers-immunity/ Truy cập ngày 09/06/2023
4. Passive and active immunity in infants born to mothers with SARS-CoV-2 infection during pregnancy: Prospective cohort study https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8109203/ Truy cập ngày 09/06/2023
5. Innate Immunity of Neonates and Infants https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fimmu.2018.01759/full Truy cập ngày 09/06/2023
6. The Immune System https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=all-about-the-immune-system-90-P01665 Truy cập ngày 09/06/2023
7. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33803407/ Truy cập ngày 09/06/2023
8. Reverri et al (2018)
9. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Truy cập ngày 09/06/2023
10. Scientific rationale and benefits of nucleotide supplementation of infant formula https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12410863/#:~:text=Nucleotides%2C%20believed%20to%20play%20an,and%20repair%20of%20the%20gut. Truy cập ngày 09/06/2023
11. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08 Truy cập ngày 09/06/2023
12. Pickering et al (1998)
13. Goering et al. (2016)
14. Jungersen et al. (2014)
15. Gurnida, D. A. et al. Early Hum. Dev. 88, 595–601 (2012) Truy cập ngày 09/06/2023
16. Rousseaux et al (2021)
17. Merolla et al (2000)
18. Yau et al (2003)
19. The Science behind the Probiotic Strain Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12® https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5029483/ Truy cập ngày 09/06/2023
20. Widomska, J. and W.K. Subczynski, Why has nature chosen lutein and zeaxanthin to protect the retina? Journal of clinical & experimental ophthalmology, 2014. 5(1): p. 326.
21. Raederstorff, D., A. Wyss, P.C. Calder, P. Weber, and M. Eggersdorfer, Vitamin E function and requirements in relation to PUFA. British Journal of Nutrition, 2015. 114(08): p. 1113-1122