Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nói đến bệnh mộng du khi ngủ ở trẻ em, thường có nhiều cách lý giải về nguyên nhân khác nhau. Cách chữa trị cho trẻ cũng đa dạng phương pháp từ khoa học hiện đại đến bài thuốc dân gian lưu truyền.
Có nhiều lời khuyên về việc đánh thức ai đó đang mộng du được xem là hành động nguy hiểm, khiến họ trở thành người vô hồn. Thực tế là bạn đánh thức trẻ đang mộng du sẽ không gây hại, dù phải gặp nhiều khó khăn để khiến trẻ tỉnh dậy sau đó.
Trong cuốn sách “Bên cạnh điều bí ẩn” nhà sinh học nổi tiếng người Nga I. Metanikôp, giải thích về mộng du khi ngủ như sau: “Trong lúc vừa đi vừa ngủ, người bệnh ở trong một trạng thái đặc biệt gọi là trạng thái hoàng hôn. Người đó thực hiện các động tác một các tự động mà không nhận thức được mình làm gì”.
Lý giải về các việc làm dạng không tưởng như bẻ quặp được các ngón tay, gập bàn chân vào phía trong với người bị bệnh mộng du cuốn sách chia sẻ thêm: “Câu trả lời cho những việc không tưởng có thể làm trong lúc mộng du cũng không quá phức tạp. Nhớ lại hình ảnh của một người bình thản đi trên tấm ván rộng và chắc chắn bắc qua dòng suối hay một lạch nước không sâu lắm. Đó là do người bệnh không hề có chút ý nghĩ nào về sự nguy hiểm thậm chí nếu có trượt chân đi chăng nữa. Bởi ý thức còn đang ngủ”.
Các nhà khoa học Mỹ cũng giải mã hiện tượng mộng du này là do những tế bào định hướng trong bộ não khi ngủ vẫn tích cực hoạt động như khi bạn thức. Đó là lí do giúp người mắc bệnh mộng du có thể di chuyển đây đó trong khi ngủ mà không va chạm với chướng ngại vật, chẳng hạn như các bức tường hay cánh cửa, nhà vệ sinh.
Các nhà khoa học cũng tin rằng căng thẳng chính là tác nhân chính khiến cho bệnh xuất hiện. Trẻ có thể trở thành người mộng du nếu giấc ngủ thường xuyên bị ngắt quãng 3-4 lần mỗi đêm, hoặc nếu họ nói trong khi ngủ. Bệnh mộng du cũng được hiểu là một dạng đặc biệt của bệnh động kinh.
Khi đưa trẻ bị mộng du khi ngủ tới các bệnh viện, bạn sẽ nhận được các hướng dẫn trị bệnh cụ thể dựa trên những nguyên nhân mà bác sĩ phát hiện ra. Tham khảo bài thuốc của Đông y, trẻ cũng dễ dàng thoát khỏi tình trạng này.
Theo lý giải của Đông y, mộng du là do tâm can âm hư gây nên. Trẻ bị bệnh có thể đang ngủ bỗng ngồi dậy, mở mắt, đi ra ngoài, hoặc đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ… thường gặp trẻ từ 7-12 tuổi. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi tỉnh dậy, trẻ sẽ không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên.
Trẻ bị mộng du khi ngủ thường có biểu hiện tâm phiền, choáng váng, đau đầu, hay muộn phiền, giấc ngủ không sâu sẽ được các bác sĩ Đông y kê cho đơn thuốc dưỡng huyết an thuần gồm các vị thuốc: Viễn chí 12 g, táo nhân 12 g, phục thần 12 g, mạch môn 12 g, huyền sâm 12 g, đan sâm 12 g, đẳng sâm 12 g, long cốt 12 g, bạch truật 12 g, cam thảo 4 g, táo 3 quả, đương quy 12 g, hoàng kỳ 12 g.
Cách dùng: Đổ 5 chén nước, sắc nhỏ lửa thành 3 chén, chia thành 3 lần uống trong một ngày.
Mộng du khi ngủ không quá nguy hiểm, chỉ cần bạn quan sát và theo dõi trẻ để có những điều chỉnh phù hợp trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.