Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/02/2017

Điều trị chứng tăng động giảm chú ý không cần dùng thuốc

Điều trị chứng tăng động giảm chú ý không cần dùng thuốc
Phác đồ điều trị ADHD ở trẻ nhỏ là một chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn. Giữa bác sĩ, chuyên gia và phụ huynh vẫn còn nhiều trăn trở trong việc có nên điều trị bằng thuốc cho trẻ, nhất là đối với trẻ dưới 4 tuổi. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên điều trị ADHD cho trẻ từ 4 đến 18 tuổi. Vậy, bố mẹ có thể làm gì để giúp con mà không cần dùng đến thuốc?

Hiện nay, Ritalin và các loại thuốc kích thích khác đang được dùng để điều trị ADHD và với nhiều trẻ bị tăng động giảm chú ý, các loại thuốc này sẽ tạo ra một số tác dụng phụ như hồi hộp, lo lắng, khó chịu, đau bụng, nhức đầu, chán ăn và khó ngủ. Cao huyết áp, chậm phát triển và chậm tăng cân là những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Do đó, bác sĩ điều trị sẽ cần gặp bệnh nhân ADHD thường xuyên để kiểm soát tình hình và can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, bé cần được hỗ trợ đúng cách khi ở tại nhà và đi học. Với cách nuôi dạy hợp lý, bạn sẽ giúp các bé bị tăng động giảm được các biểu hiện bệnh.

Tăng động giảm chú ý
Sự chăm sóc của gia đình chính là cách tốt nhất giúp bé chiến đấu với chứng tăng động giảm chú ý

Việc đầu tiên bạn cần làm là chấp nhận hiện thực và điều chỉnh kỳ vọng về năng lực, về những gì bé có thể làm vào thời điểm này. Thực tế, có rất nhiều trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý nhưng vẫn rất thông minh và sáng tạo. Biết đâu con của bạn sau này có thể trở thành một nhà khoa học nổi tiếng hay một đạo diễn phim sáng giá. Tuy nhiên bạn sẽ cần suy nghĩ lại cách bạn sẽ cư xử với bé cũng như môi trường bạn sẽ tạo ra cho bé sắp đến là gì. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Chia sẻ thông tin và mở lòng đón nhận sự giúp đỡ

Khi có được kết luận cuối cùng về bệnh của con, bạn nên thông báo cho các thành viên trong gia đình biết (ít nhất là với những người thường dành nhiều thời gian cho con bạn), bạn thân, giáo viên và bất cứ người nào có thể giúp đỡ bạn. Một số cha mẹ thường giữ im lặng khi biết con mình bị ADHD vì họ sợ bé sẽ bị kì thị. Tuy nhiên điều này là không nên vì một khi người ta không có được thông tin cần biết, rất nhiều câu chuyện không hay sẽ được “sáng tạo” và tạo điều kiện cho những hành vi không phù hợp diễn ra, sẽ càng không tốt cho bé.

Các giáo viên và người hướng dẫn sẽ có thể giúp con bạn tốt hơn khi họ biết bạn sẵn sàng phối hợp cùng họ để làm cho không khí trong lớp học, những chuyến đi dã ngoại thú vị hơn và nhất là phù hợp với con bạn hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng đến việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ để con bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ thiết thực trong khoảng thời gian sắp đến.

Thay đổi không gian

Một đứa trẻ bị tăng động vốn có khả năng tập trung không tốt. Đó là lý do mẹ nên chú ý hơn đến những yếu tố có thể càng làm bé thấy rối rắm. Bạn nên hạn chế và loại bỏ những yếu tố có thể kích thích hay làm bé bị phân tâm trong không gian của bé. Ở nhà, bạn cần đảm bảo phòng của bé luôn gọn gàng, ngăn nắp; sắp xếp đồ chơi và truyện tranh của bé ở những nơi “kém thu hút”. Không nên để quá nhiều đồ chơi hoặc vật gì khiến bé muốn cầm, nắm thường xuyên trước mặt bé, bởi con sẽ muốn nhặt đồ chơi lên mày mò đến nỗi quên mất việc mình đang làm. Trong lúc bé đang cần tập trung, mẹ cũng nên giúp bé có một không gian yên tĩnh, không có những âm thanh như chuông điện thoại, TV… Ngay cả quần áo không thoải mái cũng khiến bé khó chịu và giảm hẳn sự chú ý đến việc cần làm.

Trẻ tăng động cũng không thích hợp với những chỗ quá đông đúc và có nhiều tiếng ồn. Ở trường, bạn nên nhờ giáo viên cho bé ngồi hay chơi ở những chỗ nào mà cô có thể theo dõi được bé hay hạn chế bé tiếp xúc với những bé khác và vật dụng có thể làm bé mất tập trung.

Trẻ bị tăng động nên được sinh hoạt theo trật tự

Các bé tăng động giảm chú ý thường cảm thấy mất bình tĩnh khi ở trong một môi trường không rõ ràng. Đó là lý do vì sao mẹ nên sắp đặt một lịch sinh hoạt thật rõ ràng cho bé: Đâu là thời gian thức dậy, thời gian đánh răng, thời gian ăn sáng, ngủ trưa… Một khi bé nắm rõ trình tự sinh hoạt và biết trước điều gì sắp đến, bé sẽ giữ bình tĩnh và hành vi cũng được cải thiện hơn, kể cả ở nhà lẫn ở trường.

Tất cả trẻ mẫu giáo đều có thể tuân theo một thời khóa biể cụ thể nào đó và trẻ ADHD lại cần tuân thủ nghiêm ngặt hơn. Một lịch trình được lăp đi lặp lại sẽ giúp trẻ ADHD ít bị lo lắng hay căng thẳng về những gì sắp diễn ra. Bạn cũng không nên quá cứng nhắc mà chỉ cần bé nắm được khi nào và ở đâu bé sẽ được ăn, ngủ, tắm…

Nên khen thưởng thay vì phạt bé

Bạn sẽ tự thấy việc phạt bé về tội không vâng lời, chạy lòng vòng…là vô nghĩa và bạn sẽ không thể biết được bé ADHD sẽ phản hồi tốt như thế nào khi chúng được nhận những phần thưởng, lời khen dù rất đơn giản. Hãy khen ngợi bé ngay khi bé có biểu hiện hay hành vi tốt, chẳng hạn khi bé có thể tự đánh rắng theo chỉ dẫn của bạn, bạn có thể nói “Con gái mẹ giỏi quá! Tuyệt vời!…và tặng cho bé những món quà nhỏ nhỏ xinh xinh như một ngôi sao, một mặt cười hay một câu chuyện mà bạn sẽ kể cho bé nghe trước khi đi ngủ…Phần thưởng cho bé nên là những thứ mà bé có thể tận hưởng ngay lúc đó vì trẻ ADHD không thích chờ đợi.

Với sự khuyến khích, động viên hữu hình, bạn sẽ làm cho bé cảm thấy vui và tự bé sẽ muốn lặp lại những hành vi tốt đó để bé lại được tận hưởng cảm giác hạnh phúc đó. Theo thời gian, những cảm xúc tích cực sẽ được khơi nguồn từ ý thức bên trong bé chứ không còn dựa vào những phần thưởng bên ngoài nữa.

Luôn dịu dàng với bé

Việc quát mắng các bé bị chứng bệnh tăng động thường gây nguy hiểm nhiều hơn là khiến bé nghe lời. Tăng động là một rối loạn tâm lý và bé cần được bố mẹ giúp đỡ và khuyến khích trong mọi việc, kể cả những hoạt động thường ngày như tắm rửa hay đọc sách.

Trẻ bị tăng động
Sự tinh tế, khéo léo trong cách nuôi dạy con của ba mẹ vô cùng cần thiết với trẻ bị tăng động

Đưa ra những hướng dẫn ngắn gọn

Những câu chỉ dẫn hoặc yêu cầu dài dòng thường khiến các bé tăng động khó mà nắm bắt. Để con không còn bối rối, bố mẹ đừng quên đưa ra những lời chỉ dẫn, những yêu cầu ngắn gọn. Bé sẽ hiểu các yêu cầu và dễ dàng làm theo từng yêu cầu riêng lẻ. Nếu bé đã biết đọc, mẹ có thể viết từng yêu cầu nhỏ ra và để ở những nơi bé dễ thấy như cửa tủ lạnh, góc bàn học…

Tránh để bé bị mệt

Cho dù các bé bị bệnh tăng động có tỏ ra giàu năng lượng đến thế nào, con vẫn chỉ là một đứa trẻ chưa biết cách kiểm soát mức độ hoạt động của mình. Mẹ nên chú ý điều này để giúp con tránh việc bị mệt mỏi quá mức. Tình trạng mệt mỏi khi vận động quá sức có thể khiến bé khó kiểm soát bản thân và làm tình trạng tăng động càng thêm tồi tệ.

Áp dụng kỷ luật một cách khéo léo

Mọi đứa trẻ đều cần phải hiểu được một số nguyên tắc kỷ luật nhất định. Tuy nhiên, đối với các bé bị tăng động, mẹ không nên áp dụng những hình thức như la mắng, phạt con bằng các hoạt động thể chất. Một ý tưởng hay khi muốn áp dụng kỷ luật cho các trẻ gặp vấn đề về chú ý hay tăng động, đó là cho bé vào một phòng cách ly một lúc. Bố mẹ nên tha thứ và cho bé ra khỏi phòng ngay khi con nhận lỗi.

Thuốc và các phương pháp trị liệu dành cho trẻ tăng động giảm chú ý

Việc sử dụng thuốc đối với các bé bị tăng động không giúp trị khỏi căn bệnh này. Thuốc chỉ giúp giảm bớt các biểu hiện của bệnh, làm bé tập trung tốt hơn, giảm tình trạng hoạt động liên tục không ngừng. Mẹ nên cho con gặp bác sĩ và các chuyên gia một cách định kỳ để tiện theo dõi sự biến chuyển của bé và chọn ra loại thuốc thích hợp. Ngoài ra, bé có thể cũng sẽ cần các biện pháp trị liệu. Các chuyên viên trị liệu sẽ giúp đưa ra một kế hoạch thích hợp để đạt được những mục tiêu như giúp bé hiểu được các kỹ thuật để giữ bình tĩnh như hít thở, thả lỏng cơ… Ngoài ra, chuyên viên trị liệu cũng có thể “hiến kế” để bé có thể kết bạn hoặc đạt kết quả học tập tốt hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x