Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Trẻ thiếu kẽm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển chiều cao và thậm chí còn “trì hoãn” thời gian dậy thì của trẻ. Số liệu thống kế từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy gần 70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm.
Cũng từ thông tin công bố của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%.
Trước và sau sinh sinh kẽm luôn quan trọng đối với mẹ và trẻ sơ sinh. Kẽm tham gia vào hoạt động của các enzyme, vào biểu hiện kiểu gen, phân chia tế bào và phát triển cơ thể, tham gia vào chức năng sinh sản, miễn dịch, điều hòa vị giác, cảm giác ngon miệng. Giai đọn trẻ ăn dặm, thiếu kẽm là nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng biếng ăn.
Ngoài ra, trẻ thiếu kẽm thường khó ngủ, dễ nổi cáu nguyên nhân là do kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
Các nghiên cứu gần đây còn chứng minh, thiếu kẽm trẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: Rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da, sạm. Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phất triển tâm thần vận động.
Không khó để nhận ra trẻ đang bị thiếu kẽm thông qua biểu hiện khác lạ của bé thường ngày. Dù có nhiều dấu hiệu có thể bị trùng lặp với các bệnh lý khác, nhưng để ý quan sát mẹ sẽ dễ dàng đoán biết:
Muốn bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách cần biết nhu cầu kẽm theo độ từng độ tuổi. Tùy theo độ tuổi của trẻ, nhu cầu kẽm cũng có thể thay đổi khác nhau.
Với trẻ dưới với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Cho trẻ bú đúng cách trong suốt thời gian này để không bỏ lỡ cơ hội hấp thụ sắt dễ dàng nhất này. Lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian nên chế độ ăn cho mẹ sau sinh cần bổ sung thêm kẽm từ thực phẩm.
Trong giai đoạn ăn dặm, các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm giàu kẽm như: Tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang… Với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B…
Sẽ là rất cần thiết phải bổ sung kẽm cho trẻ nếu bé đang có các triệu chứng như:
Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng là nên bổ sung các thuốc có chứa kẽm (như gluconat kẽm hay sulfat kẽm) khi bụng no để tránh buồn nôn. Tốt nhất là uống sau ăn 30 phút. Tránh uống cùng thời điểm với sắt.
Thời gian bổ sung là 2-3 tháng để thấy kết quả rõ ràng. Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng mỗi ngày quá 150mg.
Đừng vì bất kỳ một lý do nào đó mà để trẻ thiếu kẽm vì hệ lũy rành rành có thể nhìn thấy ngay trước mắt chính là biếng ăn, dễ thấp còi, kém thông minh. Không bà mẹ nào muốn con mình gặp phải tình trạng này!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.