Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Theo đúng lịch tiêm phòng, trẻ sơ sinh 0 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng ngừa bệnh lao được. Thế nhưng, khi bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không” để cha mẹ bớt lo khi con đã bước sang thứ 2 mà vẫn chưa được tiêm phòng.
Câu trả lời CÓ. Mũi lao tiêm sau 1 tháng vẫn được mẹ nhé. Vắc xin lao là một trong những mũi tiêm chủng quan trọng bé sơ sinh cần được tiêm ngay từ khi 0 tháng tuổi. Nếu vì lý do nào đó mà bé không thể tiêm đúng thời điểm, việc tiêm phòng lao sau 1 tháng vẫn cần thực hiện.
Trên thực tế, trẻ cần được tiêm phòng lao càng sớm càng tốt; tuy nhiên, theo NHS, mẹ có thể sắp xếp cho bé tiêm phòng lao trước 16 tuổi. Dù bé được tiêm phòng lao muộn so với thời gian quy định; song lúc này thuốc vẫn có tác dụng.
Vì vậy mẹ không nên để bé bỏ lỡ cơ hội được vắc xin bảo vệ. Đừng để những hiểu lầm về việc tiêm vắc xin trễ là không có tác dụng ngăn cản mẹ thực hiện tiêm phòng cho con.
Lao phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở Việt Nam trước thời kỳ vắc xin lao được tiêm chủng mở rộng. Căn bệnh này đã cướp đi cơ hội sống của nhiều người; đặc biệt là trẻ sơ sinh và người cao tuổi (người có sức đề kháng yếu).
Vi khuẩn lao phổi có khả năng lây truyền rộng rãi, dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp, đi vào phổi và gây tổn thương bộ phận này. Bệnh lao phổi gây ra các cơn ho dữ dội; khiến bé bị đau tức lồng ngực, da xanh; sức khỏe nhanh chóng suy kiệt. Bệnh kéo dài còn gây xuất huyết phổi; đe dọa tính mạng của bé sơ sinh.
Sau khi mẹ đã rõ mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không; trường hợp bé chưa tiêm, mẹ tức tốc cho bé đi tiêm vắc-xin để phòng tránh rủi ro mắc bệnh của bé.
>> Mẹ có thể xem thêm: Tiêm phòng mũi 6 trong 1 giá bao nhiêu mẹ biết chưa?
Để trả lời đầy đủ hơn cho câu hỏi “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?”; mẹ cần cân nhắc các trường hợp tạm hoãn vắc-xin như sau:
Nhiều mẹ nghĩ rằng mũi tiêm chủng nào cũng khiến bé sơ sinh bị sốt. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh tiêm phòng lao thường ít khi bị sốt; chỉ có vết tiêm phòng lao bị đau nhức; hoặc tiết dịch thôi mẹ nhé.
Nếu mẹ thắc mắc tiêm phòng lao bao lâu thì mưng mủ, MarryBaby xin trả lời mẹ là: sau khi tiêm chủng từ 2 tuần – 2 tháng thì tại vết tiêm của bé con sẽ hình thành mụn mủ; sau đó, vết tiêm sẽ vỡ ra tạo thành sẹo lao. Đây là biểu hiện bình thường, mẹ không cần phải lo lắng nhé.
>> Liên quan đến mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không: Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng?
Sau khi bé con được tiêm xong, mẹ nên chú ý các điều sau nhé:
>> Xem thêm: Có nên mua trọn gói tiêm chủng cho bé từ 0-24 tháng tuổi không?
Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không”. Cha mẹ hãy đăng nhập vào MarryBaby để cập nhật những thông tin mới nhất về tiêm vắc-xin cho trẻ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. BCG vaccine for TB
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/BCG_vaccine_for_TB/
Ngày truy cập: 03.04.2023
2. BCG vaccine for tuberculosis (TB) overview
https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/bcg-tuberculosis-tb-vaccine/
Ngày truy cập: 03.04.2023
3. BCG vaccine
https://www.who.int/teams/health-product-and-policy-standards/standards-and-specifications/vaccines-quality/bcg
Ngày truy cập: 03.04.2023
4. BCG (TB) vaccine side effects
https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/bcg-tb-vaccine-side-effects/#:~:text=
Ngày truy cập: 03.04.2023
5. BCG vaccination for babies
https://www.nidirect.gov.uk/articles/bcg-vaccination-babies#:~:text=
Ngày truy cập: 03.04.2023