Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nhiều bố mẹ lo lắng khi nghe tin đồn vacxin gây tự kỷ cho trẻ. Do đó, một số người không cho con tiêm chủng; dẫn đến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm.
Trong bài viết, cha mẹ sẽ hiểu vì sao vacxin gây tự kỷ cho trẻ là một lầm tưởng tai hại và thiếu khoa học.
Tự kỷ (autism) là một tình trạng ảnh hưởng đến não. Khiến cho trẻ bị mắc bệnh khó để giao tiếp và tương tác với mọi người. Các nhà nghiên cứu chưa hiểu rõ nguyên nhân cụ thể gây ra tự kỷ ở trẻ em. Cho đến nay, các yếu tố về di truyền, sự khác biệt trong giải phẫu não bộ và các chất độc hại trong môi trường được cho là góp phần gia tăng tự kỷ ở trẻ.
Cho đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy vacxin gây tự kỷ cho trẻ em.
>> Cha mẹ xem thêm Bệnh tự kỷ ở trẻ em, cách nhận biết và chữa trị
Tin đồn vacxin gây tự kỷ bắt đầu khi một bài báo; được các nhà nghiên cứu người Anh công bố vào năm 1998; tuyên bố rằng vacxin phòng bệnh sởi-quai bị-rubella (MMR) gây ra bệnh tự kỷ cho trẻ.
Mặc dù nghiên cứu chỉ thực hiện ở 12 trẻ; nhưng lại nhận được rất nhiều chú ý từ công chúng. Bởi vì ở thời điểm đó, số lượng trẻ tự kỷ đang gia tăng chóng mặt.
Những phát hiện của bài báo đã thúc giục các bác sĩ khác tiến hành nghiên cứu để xem vacxin có gây tự kỷ có cho trẻ hay không. Có ít nhất 12 nghiên cứu về vấn đề này. Và tất cả đều không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy vacxin MMR gây ra tự kỷ.
Nghiên cứu năm 1998 bị điều tra; và các nhà điều tra phát hiện ra nhiều vấn đề trong cách thực hiện nghiên cứu. Vào năm 2010, Hội đồng Y tế Tổng quát (General Medical Council) tuyên bố rằng bài báo không chỉ dựa trên cách nghiên cứu thiên vị, cẩu thả; mà còn có sự gian lận và giả mạo một cách có chủ ý của các nhà nghiên cứu đứng đầu, Tiến sĩ Andrew Wakefield.
Các nhà điều tra biết được rằng một luật sư đang tìm kiếm mối liên hệ giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ đã trả cho Wakefield hơn 435.000 bảng Anh (tương đương hơn nửa triệu đô la).
>> Cha mẹ xem thêm Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không và những lưu ý mẹ cần biết
Một năm sau, lầm tưởng về vacxin MMR gây tự kỷ ở trẻ chuyển sang nỗi sợ về thành phần của mũi tiêm chủng có khả năng khiến trẻ bị tự kỷ.
Chất này được gọi là thimerosal; nó có chứa thủy ngân. Thủy ngân là một loại kim loại có thể làm tổn thương não và thận ở nồng độ cao. Mục đích đưa thimerosal vào vacxin là ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy lượng nhỏ thimerosal trong vacxin gây hại; nhưng chất này được lấy ra khỏi hầu hết các vacxin cho trẻ em vào năm 2001 theo yêu cầu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ và Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ.
Các nghiên cứu cũng đã được tiến hành để xem liệu thimerosal có liên quan đến rối loạn tự kỷ hay không. Các nhà nghiên cứu đã so sánh hai nhóm trẻ em nhận vacxin chứa thimerosal và nhóm trẻ được chủng ngừa thuốc không chứa chất này.
Bên cạnh đó, 9 nghiên cứu khác đã thực hiện, nhưng không tìm thấy mối liên hệ nào giữa thimerosal và rối loạn tự kỷ. Hơn nữa, các trường hợp chẩn đoán tự kỷ tiếp tục tăng sau khi thimerosal được lấy ra khỏi các vacxin cho trẻ em. Ngày nay, thimerosal vẫn còn được sử dụng trong một số vacxin để ngăn ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà.
>> Cha mẹ xem thêm Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!
Trẻ em cần tiêm 25 mũi trong 15 tháng đầu đời. Một số người lo sợ rằng tất cả những mũi chích ngừa vacxin được tiêm khi trẻ còn rất nhỏ có thể làm cho trẻ phát triển rối loạn tự kỷ.
Các nghiên cứu đã tiến hành xem liệu sự kết hợp tất cả các vacxin cần thiết cho trẻ trước 2 tuổi có thể kích hoạt tự kỷ hay không. Các nhà nghiên cứu so sánh các nhóm trẻ được chủng ngừa theo lịch trình khuyến cáo; và những trẻ chậm chủng ngừa hoặc không được chủng ngừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ tự kỷ giữa hai nhóm trẻ này.
Sau khi xem xét tất cả các nghiên cứu đã công bố và chưa được công bố về vacxin và tự kỷ, Ủy ban Đánh giá An toàn Chủng ngừa của Viện Y học sau đó đã công bố một báo cáo về vấn đề này vào năm 2014. Báo cáo với 200 trang đã khẳng định không có bằng chứng cho thấy vacxin gây tự kỷ cho trẻ.
>> Cha mẹ xem thêm Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Làm sao để trẻ tiêm phòng không bị sốt?
Tóm lại, cho đến nay, chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy vacxin gây tự kỷ cho trẻ em. Việc không tiêm vacxin còn gây ra tác hại lớn hơn rất nhiều cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch trình.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Do Vaccines Cause Autism?
https://www.historyofvaccines.org/index.php/content/articles/do-vaccines-cause-autism
Ngày truy cập: 14.04.2022
2. Autism and Vaccines
https://www.cdc.gov/vaccinesafety/concerns/autism.html
Ngày truy cập: 14.04.2022
3. Is There a Connection Between Vaccines and Autism?
https://kidshealth.org/en/parents/autism-studies.html
Ngày truy cập: 14.04.2022
4. Vaccines and Autism
https://www.chop.edu/centers-programs/vaccine-education-center/vaccines-and-other-conditions/vaccines-autism
Ngày truy cập: 14.04.2022
5. Vaccination as a cause of autism—myths and controversies
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5789217/
Ngày truy cập: 14.04.2022