Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh Viêm não Nhật Bản là gì và cách thức tiêm vacxin Viêm não Nhật Bản như thế nào để phòng bệnh, MarryBaby mời cha mẹ tìm hiểu qua nội dung bài viết.
Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương của cả trẻ nhỏ và người lớn. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
Không những thế, bệnh viêm não Nhật Bản còn trở nên khó nhận biết hơn khi phần lớn các ca nhiễm virus đều không xuất hiện triệu chứng, hoặc nếu có cũng chỉ xuất hiện ở mức độ rất nhẹ. Điều này khiến cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn hơn và người bệnh cũng dễ phớt lờ các triệu chứng ban đầu hơn.
Những loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa và chim hoang dã… Khi muỗi hút máu những con vật này nó sẽ mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản và lây truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Chính vì vậy mà bệnh sẽ không lây trực tiếp từ người sang người, hay từ động vật sang người mà là lây truyền từ những con muỗi có chứa virus (muỗi Culex tritaeniorhynchus).
Tại Việt Nam, loài muỗi Culex tritaeniorhynchus xuất hiện nhiều ở miền Bắc và xuất hiện nhiều nhất là vào mùa hè. Ban ngày, muỗi trú ngụ trong các bụi cây và ban đêm thường bay vào nhà để hút máu gia súc và con người. Chúng thích đẻ trứng ở các khu vực như ruộng lúa và mương nước.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm não Nhật Bản có thể lây nhiễm cho bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi; trường hợp mắc bệnh nhỏ tuổi nhất được ghi nhận là 5 tháng tuổi. Theo thống kê, trẻ từ 0 đến 14 tuổi chiếm đến 75% các trường hợp tử vong và có khoảng 10.000 – 20.000 người tử vong hàng năm do bệnh này.
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể để lại nhiều di chứng rất nặng nề cho trẻ nhỏ, bởi tỷ lệ trẻ mắc di chứng thần kinh – tâm thần của căn bệnh này lên tới 50%. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm não Nhật Bản có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
Hiện tại, bệnh viêm não Nhật Bản không có phương pháp điều trị đặc hiệu; điều trị chỉ tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng và hỗ trợ người bệnh vượt qua giai đoạn nguy kịch. Vì vậy, tiêm vacxin viêm não Nhật Bản từ sớm là cách bảo vệ tốt nhất cho trẻ nhỏ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu tiêm vacxin viêm não Nhật Bản.
Vacxin viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi? Tại Việt Nam, lịch tiêm chủng được khuyến nghị cho trẻ từ 12 tháng tuổi như sau:
Hiện nay, các trung tâm tiêm chủng tại Việt Nam đang có 2 loại vacxin phòng viêm não Nhật Bản an toàn, hiệu quả phòng bệnh cao cho trẻ là Imojev và Jevax.
Vacxin viêm não Nhật Bản Imojev:
Vacxin viêm não Nhật Bản Jevax:
Để lựa chọn vacxin viêm não Nhật Bản phù hợp, mẹ nên căn cứ vào độ tuổi của bé:
Các loại vacxin viêm não Nhật Bản trên đều được Bộ Y tế cấp phép sử dụng; đã trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi cho bé tiêm chủng mẹ nhé!
Vacxin viêm não Nhật Bản thường được tiêm dưới da và không tiêm qua đường tĩnh mạch. Đối với các bé, vị trí tiêm thường là ở bắp tay hoặc mặt trước bên đùi. Việc chọn vị trí tiêm sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên thể trạng của bé và sự thuận tiện khi thực hiện; để đảm bảo bé luôn cảm thấy an toàn và thoải mái nhất.
Các tác dụng phụ khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản rất hiếm khi xảy ra, ước tính tỷ lệ chưa đến 1/1 triệu liều. Sau tiêm, trẻ có thể gặp các phản ứng nhẹ như sưng đỏ, đau tại vị trí tiêm tiêm, sốt nhẹ, hoặc đau đầu. Đây đều là những biểu hiện bình thường và sẽ tự khỏi; tuy nhiên, mẹ vẫn cần theo dõi bé trong vòng 48 giờ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất kịp thời nếu có bất kỳ phản ứng nặng nào xảy ra.
Câu trả lời là ĐƯỢC, nếu bé không sốt hoặc có triệu chứng nặng thì vẫn có thể tiêm vacxin viêm não Nhật Bản bình thường. Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ khám sàng lọc để kiểm tra xem sức khoẻ của bé có đủ điều kiện được tiêm hay không; nếu không sẽ được chỉ định tạm ngừng tiêm để đảm bảo an toàn cho bé.
Hơn 95% ca tiêm chủng được đáp ứng miễn dịch sau khoảng 28 ngày kể từ khi hoàn thành lịch tiêm chủng cơ bản. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tiêm vacxin, mẹ vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt cho bé, hòng ngăn ngừa lây nhiễm cho bé về sau.
Hy vọng nội dung trên đã giải đáp cho mẹ phần nào về vacxin viêm não Nhật Bản. Và để đảm bảo vacxin hoạt động tốt nhất, mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng của bé kỹ lưỡng và tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện tiêm chủng; bảo vệ bé khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Japanese encephalitis | World Health Organization
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/japanese-encephalitis
Ngày truy cập: 23/01/2025
Japanese encephalitis prevalence and outbreaks in Nepal and mitigation strategies: an update on this mosquito-borne zoonotic disease posing public health concerns
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC11487018/
Ngày truy cập: 23/01/2025
Japanese Encephalitis Virus | CDC
https://www.cdc.gov/japanese-encephalitis/index.html
Ngày truy cập: 23/01/2025
Japanese Encephalitis Vaccine | CDC
https://www.cdc.gov/japanese-encephalitis/prevention/japanese-encephalitis-vaccine.html
Ngày truy cập: 23/01/2025
Use of Japanese Encephalitis Vaccine in Children: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices, 2013
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4585349/
Ngày truy cập: 23/01/2025
Japanese Encephalitis Vaccine Information for Healthcare Providers | CDC
https://www.cdc.gov/japanese-encephalitis/hcp/vaccine/index.html
Ngày truy cập: 23/01/2025
Japanese Encephalitis Vaccine: What You Need to Know (VIS) | Healthy Children
https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/immunizations/Pages/Japanese-Encephalitis-Vaccine-What-You-Need-to-Know.aspx
Ngày truy cập: 23/01/2025