Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 20/09/2023

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho mau khỏi, giảm nhanh triệu chứng?

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho mau khỏi, giảm nhanh triệu chứng?
Thời điểm giao mùa sắp đến, mẹ lo lắng khi thấy con liên tục bị hắt hơi sổ mũi và muốn tìm hiểu thêm về các loại thuốc chữa trị.

Vậy trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Sau đây là hướng dẫn của bác sĩ về các loại thuốc; cũng như những lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ hắt hơi sổ mũi

vì sao trẻ bị hắt hơi sổ mũi
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Mẹ cần chú ý đến nguyên nhân trước!

Trước khi hiểu trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của bé:

  • Bệnh cúm mùa: Các triệu chứng hắt hơi sổ mũi thường là biểu hiện của bệnh cúm mùa thường gặp của trẻ. Đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.
  • Trẻ bị cảm lạnh: Nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh và các bé đang trong giai đoạn tập đi có thể bị cảm lạnh tới 8 – 10 lần mỗi năm. Bệnh xảy ra khi trẻ không được mặc đủ ấm trong mùa lạnh, đặc biệt là các thời điểm từ tháng 9 đến tháng 4 trong năm.
  • Viêm mũi dị ứng: Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, hệ miễn dịch của bé sẽ ngay lập tức giải phóng nhiều histamin – một chất trung gian có thể kích hoạt phản ứng dị ứng ở nhiều vị trí trên cơ thể. Do đó, khiến bé bị hắt hơi, sổ mũi.
  • Viêm xoang: Bệnh viêm xoang chỉ tình trạng nhiễm trùng trong các hốc xoang của trẻ do vi khuẩn, nấm, virus gây ra. Bệnh có thể xảy ra do dị ứng hoặc do bé mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi mà không được điều trị triệt để.
  • Viêm VA: Bệnh viêm VA còn được biết đến với tên gọi khác là sùi vòm mũi họng. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ từ 1 – 5 tuổi. VA về bản chất là một tổ chức lympho đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp trên khỏi nhiễm khuẩn.

Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng hắt hơi sổ mũi của trẻ: Bị polyp mũi; Viêm mũi thông thường; Hen suyễn; Lệch hoặc vẹo vách ngăn mũi; Vướng dị vật trong mũi; Không khí quá khô hanh; Thời tiết thay đổi đột ngột.

>>> Mẹ xem thêm: Bé bị sổ mũi phải làm sao? Trẻ bị sổ mũi có cần uống thuốc không?

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Các loại thuốc Paracetamol, Ibuprofen, Dextromethorphan HBr,… có thể giúp bé giảm triệu chứng.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Dựa trên khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sau đây là một số loại thuốc hỗ trợ trị các triệu chứng mà bác sĩ thường kê cho trẻ sơ sinh khi bị hắt hơi sổ mũi:
  • Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen (Acetaminophen).
  • Nhóm thuốc giảm ho, dị ứng, nghẹt mũi: Dextromethorphan HBr, Clorpheniramin maleat, Thuốc kháng sinh histamine.
  • Nhóm sản phẩm hỗ trợ, vitamin, khoáng chất: Oresol, Nước muối sinh lý, Vitamin và khoáng chất dành cho trẻ em.

(*) Lưu ý: Những thông tin này chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.

1. Nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Mẹ hãy tham khảo các loại thuốc hạ sốt, giảm đau dưới đây:

  • Paracetamol: Liều paracetamol mỗi lần dùng cho mọi lứa tuổi của trẻ là 10-15 mg/kg nhưng số lần dùng tính cho cả ngày là 24 giờ tùy lứa tuổi có khác. Như trẻ sơ sinh dùng liều 10-15 mg/kg cho mỗi lần và cách 6-8 giờ dùng một lần, tức trong ngày dùng 3-4 lần.
  • Ibuprofen (Acetaminophen): Đây là thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường cho trẻ em. Nó thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng sốt, mọc răng và đau răng. Ibuprofen cũng điều trị chứng viêm, chẳng hạn như đau nhức sau chấn thương, bong gân hoặc do một vấn đề sức khỏe như viêm khớp ở trẻ em. Nó cũng có thể được sử dụng để hạ sốt.
  • Đối với trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: ibuprofen có dạng siro lỏng.
  • Đối với trẻ em từ 7 tuổi trở lên: ibuprofen có sẵn dưới dạng viên nén, viên nang và dạng bột mà bạn có thể hòa tan trong nước để uống.

>> Mẹ có thể quan tâm: Cách hạ sốt cho trẻ 5 tháng tuổi “chuẩn” bằng thuốc Tây y

2. Nhóm thuốc giảm ho, dị ứng, nghẹt mũi

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Mẹ hãy tham khảon nhóm thuốc giảm ho, dị ứng, nghẹt mũi:

  • Dextromethorphan HBr: Đây là một loại thuốc được khuyến khích khi nhắc đến trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì. Dextromethorphan HB r Giúp làm giảm các triệu chứng ho (không dùng cho trẻ <2 tuổi do nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)
  • Clorpheniramin maleat: Thuốc này dùng giảm các triệu chứng nghẹt mũi (không dùng cho trẻ <2 tuổi).
  • Thuốc kháng sinh histamine: Mẹ sẽ bắt gặp gợi ý loại thuốc này khi đặt câu hỏi trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì. Vì đây là loại thuốc giúp giảm chảy nước mắt, ngứa mắt/mũi/họng, chảy nước mũi và hắt hơi; làm giảm đờm; vô cùng hữu ích cho trẻ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị ho, sổ mũi có tiêm phòng được không?

3. Nhóm sản phẩm hỗ trợ, vitamin, khoáng chất

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Bên cạnh việc dùng thuốc cho trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, phụ huynh có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ triệu chứng lành tính, an toàn dưới đây:

  • Oresol: Đây là loại thuốc giúp bổ sung điện giải khi sốt.
  • Nước muối sinh lý: Nhỏ mũi phòng ngừa ngạt mũi.
  • Vitamin và khoáng chất: Trên thị trường hiện nay các sản phẩm điều trị cúm cho trẻ em, thông thường là những dạng bào chế có sẵn các thành phần thuốc với liều cho trẻ em, các mẹ có thể mua để cho bé uống để điều trị các triệu chứng cúm.

Những hướng dẫn nêu trên chỉ mang tính cung cấp thông tin cho mẹ tham khảo, mẹ luôn cần kiểm tra với bác sĩ để xem trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì là phù hợp nhé! Bởi vì mỗi nguyên nhân sẽ có những phương thuốc và cách điều trị chuyên biệt.

Vậy trẻ bị hắt hơi sổ mũi khi uống thuốc có lưu ý gì không? Mẹ đọc tiếp nội dung để biết nhé!

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc

lưu ý an toàn khi sử dụng thuốc cho bé bị hắt hơi sổ mũi
Ngoài việc biết trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì, mẹ cũng cần lưu tâm đến liều lượng, độ tuổi và quan trọng là kiểm tra với bác sĩ mẹ nhé!

Sau khi hiểu trẻ bị hắt hơi sổ mũi nên uống thuốc gì rồi; mẹ ghi chú thêm một số lưu ý an toàn khi sử dụng thuốc cho con như sau:

  • Theo FDA Hoa Kỳ, trẻ em dưới 2 tuổi không nên cho trẻ dùng bất kỳ loại sản phẩm ho và cảm nào có chứa chất làm thông mũi hoặc kháng histamine vì có thể xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Không nên tự ý mua và dùng thuốc mà nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được kê toa, tham vấn, hướng dẫn và điều trị.
  • Các chế phẩm thuốc cho trẻ em thường được bào chế dưới dạng khác với người lớn. Do vậy, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho bé.
  • Liều thường được tính theo khối lượng cơ thể. Cha mẹ cần nắm rõ số kilogram của con và dùng đúng liều lượng được bác sĩ hướng dẫn.
  • Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? Rất nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) được báo cáo có chứa thành phần dẫn đến tình trạng nguy hiểm khi vô tình dùng quá liều.
  • Một số loại thuốc không kê đơn dùng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên, phụ huynh lưu ý không dùng quá liều, không dùng trong thời gian dài, không dùng cùng các thuốc có thành phần giống nhau cho bé
  • Các thuốc hạ sốt nên sử dụng khi có triệu chứng sốt và không được quá 4 lần trong ngày.
  • Nếu có biến chứng hoặc dị ứng với các thuốc, cần nhanh chóng ngưng sử dụng và hỏi ngay ý kiến của nhân viên y tế.
  • Trong trường trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, việc sử dụng các loại thuốc nêu trên phải được sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.

>>> Mẹ tham khảo thêm: Bé bị sổ mũi và bí quyết giải cứu không cần dùng thuốc

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Không phải lúc nào trẻ khụt khịt ba mẹ đều phải nghĩ ngay đến việc “trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?” vì hệ miễn dịch của con có thể “đương đầu” với một số tác nhân gây bệnh không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, khi thấy trẻ có các dấu hiệu dưới đây, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt vì có thể vấn đề hắt hơi sổ mũi ở trẻ chỉ là biểu hiện của một tình trạng nghiêm trọng hơn mà chúng ta không biết. Cụ thể các biểu hiện gồm:

  • Sốt từ 37,8 độ C trở lên ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở xuống.
  • Sốt từ 38,9 độ C trở lên ở trẻ em thuộc mọi lứa tuổi.
  • Môi trẻ xanh, nhợt nhạt.
  • Hơi thở khó khăn, bao gồm lỗ mũi mở rộng theo mỗi nhịp thở; thở khò khè; thở nhanh; xương sườn nhô ra rỗ theo từng nhịp thở; trẻ thở gấp.
  • Trẻ đau đầu dữ dội.
  • Không ăn uống, có dấu hiệu mất nước (như giảm đi tiểu), nôn ói nhiều.
  • Buồn ngủ hoặc cáu kỉnh quá mức.
  • Đau tai dai dẳng.
  • Tình trạng của trẻ ngày càng nặng.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã được giải đáp thắc mắc trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì. Và đồng thời cũng biết cách an toàn để sử dụng thuốc trong việc giảm nhẹ các triệu chứng của con. Mẹ cũng nên lưu ý các biểu hiện nghiêm trọng để sớm đưa con đến bệnh viện nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Should You Give Kids Medicine for Coughs and Colds?
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/should-you-give-kids-medicine-coughs-and-colds
Ngày truy cập: 20/09/2023

2. Use Caution When Giving Cough and Cold Products to Kids
https://www.fda.gov/drugs/special-features/use-caution-when-giving-cough-and-cold-products-kids
Ngày truy cập: 20/09/2023

3. Pediatric Fatalities Associated With Over-the-Counter Cough and Cold Medications
https://publications.aap.org/pediatrics/article/148/5/e2020049536/181328/Pediatric-Fatalities-Associated-With-Over-the
Ngày truy cập: 20/09/2023

4. Safety Profile of Cough and Cold Medication Use in Pediatrics
https://journals.lww.com/americantherapeutics/Abstract/2014/05000/Toxicity_From_Repeated_Doses_of_Acetaminophen_in.8.aspx
Ngày truy cập: 20/09/2023

5. Safety Profile of Cough and Cold Medication Use in Pediatrics
https://publications.aap.org/pediatrics/article/139/6/e20163070/38712/Safety-Profile-of-Cough-and-Cold-Medication-Use-in
Ngày truy cập: 20/09/2023

x