Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sức đề kháng của trẻ vốn yếu hơn người lớn nên rất dễ mắc bệnh. Vậy các bệnh thường gặp ở trẻ em nào bé thường gặp phải? Đây là vấn đề mà các bậc làm cha mẹ cần nắm rõ để ngừa bệnh ngay từ đầu, hoặc khi bé gặp phải những căn bệnh này, ba mẹ còn có kiến thức ứng phó kịp thời.
Để có một cơ thể khỏe mạnh bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vận động, hạn chế các thói quen xấu thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đóng vai trò không thể thiếu trong vấn đề sức khỏe trẻ em.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng con non yếu trước các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất ô nhiễm ở Việt Nam và thời tiết thường xuyên thay đổi.
Đó là lý do vì sao trẻ dễ mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em liên quan đến sức đề kháng, đường hô hấp, tai – mũi – họng và hệ tiêu hóa.
Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp dưới đây để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.
Khoảng 30% trẻ em tại một số giai đoạn thường bị ảnh hưởng bởi táo bón. Tần số bé đi vệ sinh tùy thuộc vào thức ăn, mức độ năng động và tốc độ tiêu hóa thức ăn của bé. Mỗi bé sẽ có một chu kỳ của riêng mình. Khi bé con nhà bạn có vài dấu hiệu sau, có thể bé đang bị táo bón đấy:
Trung bình, một đứa trẻ thường bị cảm từ 2 đến 4 lần một năm. Con số này sẽ tăng gấp 3-4 lần khi bé đi trẻ. Có đến hàng trăm virus gây ra bệnh cảm.
Vì vậy, với hệ miễn dịch còn non nớt của mình, bé không thể chống chọi lại nổi. Hơn nữa, do thường xuyên sử dụng tay và miệng để khám phá mọi thứ làm cho virus gây cảm có nhiều cơ hội “xâm nhập” vào hệ thống miễn dịch của bé.
Dấu hiệu đặc trưng của cảm lạnh bao gồm sổ mũi (với nước mũi trong, hơi vàng hoặc hơi xanh), hắt hơi và có thể cả ho hay sốt nhẹ. Một số dấu hiệu thường gặp khác có thể kể đến như:
Hăm tã là 1 trong các bệnh thường gặp ở trẻ em khá quen thuộc. Đây không phải là một dấu hiệu cho thấy bạn là người cẩu thả. Bất kỳ đứa bé nào có làn da nhạy cảm đều có thể bị hăm dù mẹ có siêng năng thay tã đi chăng nữa. Tuy nhiên, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu được thay tã bẩn sớm.
Ngay cả loại tã thấm hút nhất trên thị trường cũng không thể hút hết nước tiểu ra khỏi làn da mỏng manh của bé. Nước tiểu trộn với vi khuẩn trong chất thải của bé sẽ chuyển thành dạng ammonia làm khó chịu cho da.
Đặc biệt, khi bé bắt đầu ăn một loại thức ăn mới, thành phần “sản phẩm” và thời gian “đi ngoài” cũng thay đổi và gây ra hăm tã.
Tiêu chảy rất dễ nhận biết, chỉ cần nhìn sơ mẹ có thể nhận ra ngay. Không như phân lỏng bình thường, tiêu chảy diễn ra thường xuyên và lỏng hơn. Đôi khi cũng có mùi rất hôi.
Những bé bú sữa mẹ thường có phân mềm nhưng vẫn mang hình dạng đặc trưng. Phân có mùi như bơ sữa hoặc không có mùi. Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày và thường đi kèm với những cơn đau quặn.
Tiêu chảy cấp là 1 trong các bệnh thường gặp ở trẻ em. Cứ 6 bé thì phải có 1 bé phải “thăm” bác sĩ vì bệnh này. Tiêu chảy do nhiễm virus có đi kèm các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh, và đau nhức. Nhiễm khuẩn có thể đi kèm tình trạng đau quặn, máu trong phân, sốt và cả nôn mửa.
Đôi khi dị ứng thức ăn hoặc phản ứng kháng sinh cũng có thể làm bé bị tiêu chảy. Uống nhiều nước ép cũng là một nguyên nhân phổ biến. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước ép trái cây và cũng không cho trẻ uống quá 120ml một ngày.
Đứng thứ hai sau cảm lạnh, viêm tai cũng là 1 trong các căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Có khoảng 90% trẻ em dưới 3 tuổi bị viêm tai. Thậm chí có bé còn bị tái nhiễm nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do cấu tạo cơ thể của bé.
Không gian nhỏ sau mỗi màng nhĩ được nối với phần sau của cổ họng bởi một ống nhỏ gọi là ống Eustachian. Tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến chức năng của ống Eustachian hoặc chặn quá trình thoát dịch từ tai giữa đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Điều này lại thường xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Trẻ sơ sinh có ống Eustachian nằm ngang nên thường dễ bị viêm tai hơn. Khi đầu bé lớn lên, ống này sẽ có độ nghiêng khiến cho sự thông khí cho tai giữa dễ dàng hơn.
Viêm tai dễ xuất hiện hơn nếu bé có tiếp xúc với khói thuốc, đi nhà trẻ hoặc bú bình khi bé đang nằm. Sử dụng núm vú giả kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tai. Thậm chí, thỉnh thoảng viêm tai cũng đột nhiên xuất hiện mà không có lí do cụ thể.
Các dấu hiệu thường gặp của viêm tai:
• Thay đổi hành vi đột ngột (khóc và khó chịu).
• Bé thường kéo hoặc xoa tai (đối với những bé lớn).
• Sốt.
• Cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, đôi khi bị tiêu chảy.
Hầu hết các bé không tỏ ra khó chịu khi “phun” ra một phần của bữa ăn gần nhất. Sẽ không có gì đáng ngại trừ khi tình trạng này lặp lại nhiều lần. Vấn đề cũng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bé nôn nhiều, mạnh hoặc tỏ vẻ khó chịu.
Viêm dạ dày – ruột do virus, viêm đường tiết niệu, viêm tai… hoặc vấn đề với việc ăn quá nhiều có thể là lý do làm bé bị nôn mửa. Một số khả năng khác bao gồm dị ứng, ngộ độc, ho hoặc khóc quá nhiều. Một đứa trẻ cáu kỉnh, bực bội có thể tự làm mình nôn theo đúng nghĩa đen.
Không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng xác định nguyên nhân nên hầu hết các trường hợp cần phải xét đến các triệu chứng khác nữa. Như nôn mửa do nhiễm virus thường đi kèm với tiêu chảy hoặc sốt.
Sốt là triệu chứng của các bệnh thường gặp ở trẻ em khác nhau. Trẻ sốt có nhiều nguyên nhân khác nhau như mọc răng, do rối loạn tiêu hóa khiến trẻ chướng bụng sinh ra sốt, hay ở các trường hợp trẻ bị cảm lạnh thông thường (không phải cảm cúm do virus), viêm phế quản, do tiêm ngừa…
Sốt do Virus trẻ thường sốt từ 38,5 độ trở lên. Khi trẻ sốt trên 40 độ, sức khỏe của bé rất nguy hiểm và mẹ cần cho con đi bệnh viện ngay, bé có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù phổi, suy thận cấp.
Ba mẹ cần theo dõi trẻ thường xuyên, đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau đây:
Tỷ lệ mắc bệnh viêm não nhật bản B ở trẻ em thường tăng cao hơn mùa mưa. Đây là 1 trong các bệnh thường gặp ở trẻ em khá nguy hiểm nếu để bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời có thể gây ra tử vong.
Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay đã có vacxin viêm não Nhật Bản, phần nào làm giảm bớt nguy cơ cho trẻ em.
Viêm màng não là một dạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống và thường do vi khuẩn HI, phế cầu, mô cầu hoặc do virut, kí sinh, nấm gây ra.
Số lượng trẻ nhập viện vì bệnh viêm màng não ngày càng tăng cao, đáng ngại là trong số các trẻ nhập viện, có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, điển hình là biến chứng thần kinh co giật.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ liên quan nhiều đến vệ sinh và môi trường xung quanh. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi; nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường.
Tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn nếu xuất hiện các bệnh thường gặp ở trẻ em biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ,… Nếu trẻ gặp những biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kịp thời chữa trị.
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là nguyên nhân lây lan bệnh, truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Bệnh thường gia tăng vào mùa mưa. Khi ở dạng nhẹ bệnh sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
Khi bé có một trong số các biểu hiện trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé.
Trong các bệnh thường gặp ở trẻ em thì bệnh quai bị khá nguy hiểm. Quai bị là căn bệnh nhiễm khuẩn do virus Paramyxo gây ra và thường lây qua đường hô hấp.
Bệnh nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nặng như: viêm màng não, teo tinh hoàn.
Để phòng bệnh cho trẻ, bố mẹ cần:
Bệnh viêm phế quản do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây ra. Bệnh phát sinh do môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, do nhà cửa ẩm thấp và cơ địa trẻ yếu hoặc do trẻ đang mắc cúm, ho gà, sởi.
Vào mùa đông, viêm tai giữa là bệnh mà trẻ dễ mắc phải do virus phát triển trong môi trường tai có chất lỏng, sự ẩm ướt. Trẻ khi mắc bệnh thường có biểu hiện như: quấy khóc, kéo tai, sốt, đau cổ, buồn nôn và chảy dịch tai.
Mẹ chỉ cần giữ vệ sinh cho tai được khô (bằng tăm bông hoặc nước muối sinh lý), giữ ấm được cơ thể, tránh xa môi trường bị ô nhiễm, tránh khói thuốc lá.
Bệnh do virus VZV gây nên và lây nhiễm qua đường không khí, bùng phát thành dịch. Để phòng bệnh, mẹ nên tiêm vaccine 1 lần cho trẻ trong độ tuổi 12-18 tháng và trẻ dưới 13 tuổi chưa từng bị bị thủy đậu.
Dưới đây là những biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bố mẹ cần biết để tránh các bệnh thường gặp ở trẻ em kể trên. Phụ huynh cần lưu ý để con khỏe mạnh hơn:
Trẻ em vốn có sức đề kháng và hệ miễn dịch rất yếu nên các bé rất dễ bị mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em. Đây được coi là giai đoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển sau này của bé.
Nếu bé thường xuyên bị mắc bệnh và không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đạt chiều cao tối đa theo tiềm năng hoặc dẫn đến thấp còi.
Với những lưu ý và thông tin trên, hy vọng bạn sẽ các bảo vệ bé chống lại các bệnh thường gặp ở trẻ em kể trên và có sức khỏe tốt nhất.
>> Thảo luận cùng chủ đề:
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
2. 10 Common Childhood Illnesses and Their Treatments
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/treatments/Pages/10-Common-Childhood-Illnesses-and-Their-Treatments.aspx Truy cập ngày 5/10/2021 3. Common childhood illnesses: what you need to know, what vaccinations your child needs and what to do if your child gets sick https://www.health.qld.gov.au/news-events/news/common-childhood-illnesses-sickness-bugs-prevention-vaccination-treatment-hygiene-daycare-kindy Truy cập ngày 5/10/20214. Information on Diseases & Conditions for Parents with Children
https://www.cdc.gov/parents/children/diseases_conditions.html Truy cập ngày 5/10/20215. Childhood diseases
https://www.unicef.org/health/childhood-diseases Truy cập ngày 5/10/20216. Common Childhood Illnesses
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/common-childhood-illnesses Truy cập ngày 5/10/2021